ĐBQH Hoàng Văn Cường: Không thể giữ giá tiền VND trong khi các đồng tiền khác tăng giá

11-11-2022 17:21|

Trong 2 năm qua, Việt Nam đã rất thành công trong điều hành chính sách tài khóa, không thực hiện những giải pháp quá vội vàng, không giật cục, để tạo ra những “cú sốc” đối với nền kinh tế.

Tình hình kinh tế trên thế giới đang được đánh giá là có mức lạm phát rất cao. Những đồng tiền lớn như đồng USD, đồng tiền chung Châu Âu liên tục được tăng lãi suất.

Từ tháng 3/2022 đến nay, Ngân hàng Dữ trữ Liên bang Mỹ đã 6 lần tăng lãi suất để thu hút dòng tiền từ trong nhân dân vào ngân hàng. Đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất, tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Đánh giá về những kết quả trong điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam bên lề Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, ĐBQH Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận, trong hai năm qua, Việt Nam đã rất thành công trong điều hành chính sách tài khóa.

Việc tăng lãi suất là cần thiết

Theo ông Cường, tình hình kinh tế trên thế giới đang được đánh giá là có mức lạm phát rất cao. Những đồng tiền lớn như đồng USD, đồng tiền chung Châu Âu liên tục được tăng lãi suất.

Khi các đồng tiền lớn tăng lãi suất thì vô hình chung đẩy đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá theo và tỷ giá của Việt Nam ngay lập tức phải tăng nhanh. Nếu như chúng ta để cho tỷ giá tăng cao sẽ dẫn đến các hoạt động về xuất nhập khẩu, ảnh hưởng ngay đến vấn đề cân đối ngân sách, ngoại tệ cho các doanh nghiệp.

Như vậy là rất rủi ro, buộc chúng ta phải có biện pháp để điều chỉnh, không phải là giữ tỷ giá nhưng phải kiểm soát tỷ giá ở mức phù hợp, để làm sao trong bối cảnh lạm phát như thế thì nó cũng không bị ảnh hưởng quá lớn.

Theo ông Cường, nếu như chúng ta chỉ dùng biện pháp đơn thuần là bán ngoại tệ ra ngoài thị trường hay cung cấp ngoại tệ nhiều hơn để giữ tỷ giá thì các ngân hàng sẽ không thể đủ lượng ngoại tệ lớn để dự trữ.

Như vậy, trong trường hợp đó buộc các ngân hàng phải nâng giá đồng tiền VND bằng cách tăng lãi suất. Trong bối cảnh tăng lãi suất để cân đối được tỷ giá khá ổn định và đảm bảo chống được lạm phát như các nước đang làm thì là một điều cần thiết.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết tác động rất lớn của tăng lãi suất dẫn đến chuyện làm cho nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp sẽ bị khó khăn.

Đặc biệt là các doanh nghiệp đang trong bối cảnh phục hồi sản xuất kinh doanh, hiệu quả chưa cao mà bây giờ phải trả lãi suất vốn cao thì có thể sẽ có nguy cơ đình trệ sản xuất.

Do vậy, việc tăng lãi suất là cần thiết để điều hòa nhịp nhàng giữa tỷ giá với lãi suất nhằm khắc phục thấp nhất tác động của việc biến động đồng tiền trên thế giới.

Vị Đại biểu cho rằng, trong 2 năm qua, Việt Nam đã rất thành công trong điều hành chính sách tài khóa. Đó là chúng ta không thực hiện những giải pháp quá vội vàng, không giật cục, để tạo ra những “cú sốc” đối với nền kinh tế.

Việc tăng lãi suất ở mức nào là phù hợp và đến khi nào thì các ngân hàng có thể hạ dần lãi suất?

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, hiện nay, rất khó nói rằng liệu lãi suất tăng đến đâu thì hạ xuống. Điều đó rất khó để đánh giá mà phải phụ thuộc vào quan hệ thị trường.

Thay vào đó, cần phải xem xét đồng tiền Việt Nam đang vận hành ra sao, tham gia vào quan hệ xuất nhập khẩu đang biến động như thế nào.

vnd.jpeg

Việt Nam không thể giữ giá đồng tiền của mình không biến động trong khi các đồng tiền khác tăng giá. Phải chấp nhận mất giá đồng tiền ở một giới hạn nào đó, nhưng phải cân nhắc, nếu đồng tiền mất giá quá thì nhà đầu tư, người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Theo ông Cường, chúng ta cũng phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát ở một mức độ nhất định, không thể giữ yên tỷ lệ lạm phát trong khi lạm phát thế giới tăng cao. Tuy nhiên, chúng ta phải cân nhắc, nếu để lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất kinh doanh.

Việt Nam phải căn cứ vào thị trường thế giới để điều hành chính sách trong nước. Khi nào đồng tiền thế giới không tăng giá nữa, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ không nâng lãi suất nữa, cung cầu tiền tệ ổn định, không nhất thiết phải thu hút tiền nhàn rỗi trong Nhân dân nữa thì chúng ta có thể giảm dần lãi suất xuống.

Mặc dù tăng lãi suất sẽ hạn chế được dòng tiền vào lĩnh vực đầu cơ và đầu tư chậm, không mang lại kết quả ngay, nhưng ông Cường vẫn nhấn mạnh rằng tăng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quá trình phục hồi.

Kinh tế Mỹ có thể ‘suy thoái cứng’ sau khi Fed tăng lãi suất cao nhất trong 22 năm

VNDirect: NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành thêm ít nhất 0,5% trong năm 2023

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dbqh-hoang-van-cuong-khong-the-giu-gia-tien-vnd-trong-khi-cac-dong-tien-khac-tang-gia-157783.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ĐBQH Hoàng Văn Cường: Không thể giữ giá tiền VND trong khi các đồng tiền khác tăng giá
    POWERED BY ONECMS & INTECH