Vĩ mô

Đề xuất 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá

Khánh Linh 26/01/2024 - 16:50

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Đề xuất 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá- Ảnh 1.

Theo dự thảo, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thông tư này bao gồm 02 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023.

Căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng 01 phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá.

Phương pháp chi phí

Dự thảo đề xuất giá hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:

Giá hàng hóa, dịch vụ
=
Giá thành toàn bộ
+
Lợi nhuận hoặc tích luỹ dự kiến (nếu có)
+
Thuế, phí, lệ phí khác(nếu có)
+
Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

Giá thành toàn bộ được xác định như sau:

Giá thành toàn bộ
=
Giá vốn
+
Chi phí bán hàng (nếu có)
+
Chi phí quản lý (nếu có)
+
Chi phí tài chính (nếucó)
+
Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

Phương pháp so sánh

Dự thảo đề xuất việc thu thập thông tin về giá như sau: Đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của thông tin thu thập được về giá hàng hóa, dịch vụ.

Việc thu thập thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự gần nhất trong phạm vi 02 năm tính đến thời điểm định giá theo nguyên tắc ưu tiên thu thập trên địa bàn có tính tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội quy mô sản xuất kinh doanh hoặc từ gần đến xa so với địa bàn của hàng hoá, dịch vụ cần định giácăn cứ ít nhất một trong các nguồn thông tin sau: Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc công bố hoặc cung cấp; Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc giá ghi trên hợp đồng mua bán; Giá trúng đấu thầu hoặc đấu giá; Giá kê khai hoặc giá thông báo hoặc giá niêm yết theo quy định...

Về đề xuất mức giá, dự thảo nêu rõ, trường hợp hàng hoá, dịch vụ so sánh là hàng hoá, dịch vụ giống hệt đồng thời giống hệt về điều kiện mua bán như số lượng, địa điểm, hình thức thanh toán, điều kiện thị trường và các điều kiện khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan thẩm định phương án giá căn cứ vào tài liệu thực tế thu thập được tại thời điểm định giá để xác định mức giá, trong đó:

Mức giá tối đa được xác định không cao hơn mức giá cao nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá, dự toán được giao (nếu có) (đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước) để xác định giá cụ thể không cao hơn giá tối đa.

Mức giá tối thiểu được xác định không thấp hơn mức giá thấp nhất thu thập được tại thời điểm định giá. Trường hợp ban hành giá cụ thể, cơ quan có thẩm quyền định giá cụ thể căn cứ vào thông tin thu thập được theo hướng dẫn mặt bằng giá thị trường tại thời điểm định giá để xác định giá cụ thể không thấp hơn giá tối thiểu.

>> Đề xuất quy định về thực hiện bình ổn giá

Tránh lãng phí thực phẩm, các siêu thị ứng dụng AI để bán hàng hóa sắp hết hạn sử dụng

Lãi ròng Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) đi lùi trong quý IV/2023

Nhiều dư địa xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Romania

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/de-xuat-2-phuong-phap-dinh-gia-chung-doi-voi-hang-hoa-do-nha-nuoc-dinh-gia-102240126105829101.htm
Bài liên quan
  • Hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt tăng giá
    Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy lực mua áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày giao dịch 19/1.
  • Thị trường giao dịch hàng hóa trên đà tăng trưởng
    Năm 2023 đã ghi nhận nhiều biến động lớn đối với nền kinh tế nói chung và thị trường hàng hóa thế giới nói riêng. Chỉ số hàng hóa MXV-Index kết thúc năm với mức giảm 13%, nhưng có nhiều mặt hàng biến động hơn 30%. Tại Việt Nam, hoạt động giao dịch hàng hóa liên thông với thế giới vẫn thông suốt, ổn định là điểm sáng trong hoạt động thương mại và đầu tư trong năm vừa qua.
  • Giá cước vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng gần 250%
    Chi phí vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng mạnh kể từ khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu tấn công các tàu thương mại ở vùng biển này vào cuối tháng 11/2023 và sự gián đoạn kéo dài trong hoạt động vận chuyển qua Biển Đỏ có thể đẩy lạm phát lên cao trên toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đề xuất 2 phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá
POWERED BY ONECMS & INTECH