Đề xuất đưa ngân hàng xã hội vào trong phạm vi điều chỉnh xử lý nợ xấu

06-06-2023 13:46|Minh Anh

Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ tại sao ngân hàng chính sách xã hội không cần phải tiến hành dự trữ bắt buộc như các tổ chức tín dụng khác.

Tại phiên thảo luận Kỳ họp Quốc hội thứ 5, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Các tổ chức tín dụng đồng thời đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các nội dung liên quan.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ băn khoăn, đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ tại sao ngân hàng chính sách xã hội không cần phải tiến hành dự trữ bắt buộc như các tổ chức tín dụng khác; đồng thời đề nghị ngân hàng xã hội cũng phải nằm trong phạm vi điều chỉnh đối với xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Cơ chế xác định phí, lãi suất của TCTD có thể hạn chế cạnh tranh đối với hoạt động ngân hàng
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp góp ý về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Ngoài ra, Đại biểu Vương Thị Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu có những quy định đảm bảo tính chặt chẽ, nhất là quy định đối với tài sản bảo đảm, những vấn đề quản lý tài sản thế chấp bảo đảm.

Đồng thời, dự thảo luật cũng cần quy định rõ về quyền lợi, và nhất là trách nhiệm của người vay vốn có tài sản thế chấp bảo đảm nhưng được giao bảo quản để đảm bảo cho việc thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ.

Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm quy định tại điều 187 Dự thảo luật, đại biểu đề nghị ban soạn thảo bổ sung “án phí” vào diện nghĩa vụ không có bảo đảm trong thứ tự ưu tiên thanh toán.

Để những nội dung quy định này dễ áp dụng trong thực tiễn, đại biểu đề nghị trong Điều 187 thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm dự thảo kết cấu lại thành hai khoản, gồm: Khoản quy định riêng đối với tất cả các khoản thanh toán liên quan trực tiếp đến việc xử lý tài sản bảo đảm; Khoản quy định điều chỉnh đối với các nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm, cũng như việc thực hiện nhiều nghĩa vụ bảo đảm khác và sắp xếp lần lượt theo thứ tự ưu tiên thanh toán xử lý tài sản bảo đảm để rõ ràng, dễ áp dụng trong thực tiễn.

Ngoài ra, Khoản 3, Điều 91 Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Theo đó, “Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước (NHNN) có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng”.

Đại biểu Vương Thị Hương nêu quan điểm, việc NHNN quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đối với hoạt động ngân hàng trên thị trường.

Vì vậy, chỉ trong trường hợp cần thiết (trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường như đang quy định trong dự thảo luật), để đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng, NHNN mới thực hiện việc quy định cơ chế xác định phí, lãi suất.

Tuy nhiên, để tránh việc tùy tiện trong áp dụng quy định này, cũng như tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch, ĐBQH đề nghị quy định rõ phạm trù “diễn biến bất thường” trong dự thảo luật, như thế nào là hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường? những hoạt động bất thường đó là những hoạt động nào?

Đau đầu với nợ xấu, ngân hàng nỗ lực gia tăng bộ đệm vốn

Kiểm toán Nhà nước "điểm mặt" loạt ngân hàng vượt trần tín dụng, nợ xấu cao

Nợ xấu phình to, bộ đệm dự phòng rủi ro của ABBank (ABB) có đang quá mỏng?

Theo Kinh tế Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-xuat-dua-ngan-hang-xa-hoi-vao-trong-pham-vi-dieu-chinh-xu-ly-no-xau-186485.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đề xuất đưa ngân hàng xã hội vào trong phạm vi điều chỉnh xử lý nợ xấu
POWERED BY ONECMS & INTECH