Đem 12.600 tỷ đồng đi gửi lãi suất, một doanh nghiệp có tiếng vẫn vào diện cảnh báo

06-04-2023 23:36|Hữu Dũng

Năm 2022, công ty này đã thu về hơn 803 tỷ đồng lãi tiền gửi; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 7.665 tỷ đồng - mức kỷ lục từ trước đến nay.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc đưa gần 1,33 tỷ cổ phiếu VEA của Tổng CTCP Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM (sàn UPCoM) vào diện chứng khoán bị cảnh báo từ ngày 11/4/2023.

Lý do được phía Sở đưa ra bởi báo cáo tài chính năm của công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên.

Cụ thể, kiểm toán nhấn mạnh công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị hơn 166 tỷ đồng và bỏ ngỏ việc trích lập dự phòng khoản phải thu này trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Đem 12.600 tỷ đồng đi gửi lãi suất, một doanh nghiệp có tiếng vẫn vào diện cảnh báo
Ý kiến ngoại trừ của kiểm toán tại báo cáo năm 2022 của Veam

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, VEAM đạt doanh thu 4.754 tỷ đồng - tăng hơn 700 tỷ so với năm 2021 và là mức cao nhất kể từ năm 2019 trở lại đây. Đáng nói, phần lãi ghi nhận tại các công ty liên doanh liên kết tăng 30% lên mức 7.764 tỷ đồng nên sau cùng công ty báo lãi sau thuế hợp nhất kiểm toán đạt 7.665 tỷ - mức kỷ lục từ trước đến nay.

Đem 12.600 tỷ đồng đi gửi lãi suất, một doanh nghiệp có tiếng vẫn vào diện cảnh báo

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của VEA tăng lên mức 27.445 tỷ đồng trong đó công ty đang sở hữu gần 12.900 tỷ đồng tiền mặt - tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn qua đó trở thành một trong số những doanh nghiệp có nhiều "của để dành" nhất thị trường chứng khoán Việt.

Chỉ tính riêng trong năm 2022, công ty đã thu về hơn 818 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính trong đó có 803 tỷ đồng đến từ lãi tiền gửi.

Đem 12.600 tỷ đồng đi gửi lãi suất, một doanh nghiệp có tiếng vẫn vào diện cảnh báo
Thuyết minh lợi nhuận tài chính năm 2022 của VEAM

Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lần lượt ở mức 3.622 tỷ đồng và 1.541 tỷ đồng (đã bao gồm các khoản trích lập dự phòng tổng cộng 952 tỷ).

Nợ phải trả của công ty ở mức 2.221 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên mức hơn 25.220 tỷ (gồm 11.706 tỷ đồng thặng dư lợi nhuận sau thuế).

Được biết hiện Bộ Công Thương đang nắm gần 88,5% vốn tại VEAM - tương đương 1,175 tỷ cổ phiếu. Cơ cấu cổ đông cô đặc nên cổ phiếu VEA chỉ ghi nhận khối lượng giao dịch trung bình chưa đầy 85.000 đơn vị/phiên.

Mã hiện đang có tuần điều chỉnh thứ 4 liên tiếp và thị giá kết phiên 6/4/2023 giảm về còn 37.400 đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hai cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết

Phát triển thị trường trái phiếu riêng lẻ: cần minh bạch, lành mạnh từ “móng”

Bài thuộc chủ đề Vận tải, kho bãi
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dem-12600-ty-dong-di-gui-lai-suat-mot-doanh-nghiep-co-tieng-van-vao-dien-canh-bao-177353.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đem 12.600 tỷ đồng đi gửi lãi suất, một doanh nghiệp có tiếng vẫn vào diện cảnh báo
    POWERED BY ONECMS & INTECH