Vĩ mô

Đến năm 2030, miền Trung sẽ có thêm 2 thành phố mới

Phúc Lam 10/02/2025 19:33

Đến năm 2030, hai thị xã ở Thanh Hóa và Phú Yên sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Thị xã Sông Cầu

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, tỉnh Phú Yên có 18 đô thị bao gồm: Đô thị loại I (thành phố Tuy Hòa); 1 đô thị loại II (thành phố Sông Cầu); 1 đô thị loại III (thị xã Đông Hòa); 6 đô thị loại IV (Củng Sơn, Phú Thứ, Tuy An, La Hai, Hai Riêng, Phú Hòa); 9 đô thị loại V tiểu vùng (Tân Lập, Sơn Long, Sơn Thành Đông, Hòa Trị, Xuân Phước, Xuân Lãnh, Trà Kê Sơn Hội, Hòa Mỹ Đông và Phong Niên).

Tại Kỳ họp thứ 23, khóa VIII diễn ra vào chiều ngày 6/12/2024, Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên đã thông qua nghị quyết thành lập các phường thuộc thị xã Sông Cầu và thành lập Thành phố Sông Cầu dựa theo Tờ trình số 223 của UBND tỉnh Phú Yên vào ngày 20/11/2024.

Nghị quyết thành lập Thành phố Sông Cầu, tỉnh Phú Yên trên cơ sở toàn bộ 493,83 km2 diện tích tự nhiên, dân số 150.103 người và 13 đơn vị hành chính cấp xã (9 phường và 4 xã) của thị xã Sông Cầu.

Đến năm 2030, miền Trung sẽ có thêm 2 thành phố mới
Thị xã Sông Cầu - Ảnh: Phòng văn hóa và Thông tin thị xã Sông Cầu

Theo báo cáo của Chi cục Thuế thị xã Sông Cầu, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã năm 2024 ước thực hiện 941,5 tỷ đồng, đạt 281,5% dự toán tỉnh giao, tăng 256% so với cùng kỳ.

Sang năm 2025, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã là 340 tỷ đồng. Trong đó, tổng thu trừ tiền sử dụng đất 90 tỷ đồng (thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 45 tỷ đồng), tổng thu tiền sử dụng đất 250 tỷ đồng.

Ngoài ra, thị xã Sông Cầu còn tập trung phát triển kinh tế - xã hội bền vững, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cải thiện không gian đô thị. Năm 2024, thị xã đã lập quy hoạch và thực hiện các dự án trọng điểm, đạt 5/5 tiêu chuẩn đô thị loại II theo nghị quyết của Quốc hội, đến cuối năm 2024 có 9/13 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỉ lệ 69,2%; hoàn thành, trình HĐND tỉnh đề án thành lập phường và thành phố Sông Cầu.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại của Sông Cầu tiếp tục tăng trưởng ổn định, với giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,3% so với năm 2023. Tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 62,5% trong cơ cấu kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 17,6%.

>>Địa phương nào được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 cao nhất cả nước?

Thị xã Nghi Sơn

Theo quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt, toàn tỉnh đến năm 2030 sẽ có 47 đô thị. Trong đó, có 1 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa); 2 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thành phố Nghi Sơn); 4 đô thị loại IV (huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn; thành lập mới 3 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V.

Nghi Sơn là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển lớn nhất cả nước, là 1 trong tứ giác phát triển của Thanh Hóa, nằm trong hành lang kinh tế phát triển trọng điểm của tỉnh.

Đến năm 2030, miền Trung sẽ có thêm 2 thành phố mới
Thị xã Nghi Sơn - Ảnh: CP

Năm 2024, Nghi Sơn có 23/25 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 23,56%; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 151.898 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 11.166 tỷ đồng, tăng 12,9%.

Ngoài ra, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 17.140 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 4.039,638 tỷ đồng, vượt 142% dự toán tỉnh giao. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 60.321 tấn. Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 43.596 tấn.

Mục tiêu của thị xã Nghi Sơn năm 2025 là: tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 19% trở lên; thu nhập bình quân đầu người 72 triệu đồng; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đạt 120 triệu/ha.

Ngoài ra, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 25.000 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 12% dự toán tỉnh giao; thành lập mới 180 doanh nghiệp; giải quyết việc làm cho 5.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 81%...

>>‘Đất lành chim đậu’: Tỉnh có diện tích khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam vừa nhận tin vui ngay đầu năm

Thị xã trẻ tuổi nhất Việt Nam phát triển vượt bậc trong năm qua

Tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương tăng trưởng ra sao trong năm qua?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/den-nam-2030-mien-trung-se-co-them-2-thanh-pho-moi-275595.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đến năm 2030, miền Trung sẽ có thêm 2 thành phố mới
    POWERED BY ONECMS & INTECH