Đến năm 2030, thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có thêm 6 quận
Ngoài 12 quận hiện hữu, dự kiến đến năm 2030, thành phố sẽ bổ sung thêm các quận và đô thị mới.
Theo Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Hà Nội đặt mục tiêu thành lập thêm 6 quận hoặc thành phố.
Ngoài 12 quận hiện hữu, dự kiến đến năm 2030, Hà Nội sẽ thành lập các quận: Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh và quận/thành phố Đan Phượng, Mê Linh.
Các đô thị/thành phố mới được định hướng bao gồm: Sóc Sơn, Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây và Phú Xuyên. Đồng thời, các đô thị và thị trấn dự kiến thành lập gồm: Chúc Sơn, Quốc Oai, Phúc Thọ, Tây Đằng, Tản Viên Sơn, Liên Quan, Thường Tín, Kim Bài và Vân Đình.
Về định hướng phát triển, Hà Nội sẽ phát huy bản sắc độc đáo của Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trở thành hình mẫu tiên phong trong phát triển đô thị xanh, thông minh, tuần hoàn, với hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Thành phố đặt mục tiêu tạo lập môi trường sống văn minh, thu hút đầu tư, tạo việc làm và phát triển bền vững.
>> Trung tâm triển lãm hơn 800 tỷ đồng ở khu 'đất vàng' giữa lòng TP. HCM sắp hồi sinh
Ảnh minh họa |
Không gian đô thị được định hướng phát triển gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng an toàn, hiệu quả không gian ngầm, đảm bảo tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung bảo tồn, cải tạo và chỉnh trang khu vực nội đô lịch sử, thành cổ Sơn Tây, các khu phố cổ, phố cũ cùng những công trình kiến trúc có giá trị.
Điều này nhằm khai thác và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử phục vụ phát triển du lịch và dịch vụ bền vững.
Thành phố cũng sẽ rà soát, cải tạo các khu chung cư cũ và khu nhà ở thấp tầng tự xây trong nội đô thành các khu đô thị mới hiện đại, với hệ thống dịch vụ đồng bộ và môi trường sống văn minh.
Hà Nội hướng tới phát triển mô hình đô thị TOD (Transit-Oriented Development - Định hướng phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng) tại các khu vực có ga đường sắt.
Mô hình này không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn tạo lập môi trường sống tiện ích, hiện đại, với hạ tầng dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Thành phố cũng đặt trọng tâm vào việc mở rộng đô thị khu vực phía Bắc sông Hồng nhằm cân đối và hài hòa phát triển không gian đô thị hai bên sông.
Trục sông Hồng sẽ được phát triển thành trục cảnh quan trung tâm, kết hợp các chức năng văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch và nghỉ dưỡng.
Hà Nội còn định hướng hình thành mô hình “thành phố trong Thủ đô” để tạo nên các cực tăng trưởng mới, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn. Đồng thời, các thể chế đặc thù sẽ được xây dựng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế riêng của từng khu vực.
Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương ghi nhận thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này cao gấp 1,7 lần so với bình quân chung của cả nước. Đứng ở vị trí thứ hai là Hà Nội với thu nhập bình quân đạt 6,86 triệu đồng/người/tháng. Đồng Nai giữ vị trí thứ ba với mức thu nhập 6,57 triệu đồng/người/tháng. TP. HCM xếp thứ tư với thu nhập bình quân 6,51 triệu đồng/người/tháng.
>> Tuyến đường tại huyện miền núi phía Bắc 'sức yếu’ sau hơn 25 năm khai thác sắp được ‘lên đời’
'Xóa sổ' bãi đậu xe tự phát 1,1ha ngay sát sườn khu chung cư đông dân nhất Hà Nội
Tuyến đường ven biển gần 65km với 8 cây cầu tại tỉnh rộng nhất Việt Nam vượt tiến độ ngoạn mục