Dù là một ngành học khá mới nhưng Thương mại điện tử lại có điểm tuyển sinh đầu vào thuộc nhóm cao nhất nhì trong các ngành.
Ngành Thương mại điện tử của Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố mức điểm chuẩn là 28,1 điểm, tức thí sinh phải đạt trung bình 9,3 điểm/môn mới trúng tuyển. Tương tự, ngành học này tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng tuyển sinh với mức 27 điểm.
Dù là một ngành học còn khá mới nhưng mức điểm tuyển sinh đầu vào của ngành Thương mại điện tử lại thuộc nhóm cao nhất nhì trong các ngành.
Với mức điểm chuẩn này, nhiều người kỳ vọng vào một "bức tranh tươi sáng" của ngành Thương mại điện tử.
Tuy nhiên, theo công bố báo cáo quý II/2022 của Sea Group - "gã khổng lồ" công nghệ của Singapore, mức lỗ trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) của Shopee là 648 triệu USD - tăng so với mức lỗ 580 triệu USD vào cùng kỳ năm ngoái. Mức lỗ trên mỗi đơn đặt hàng đối với Shopee là 0,33 USD, cải thiện so với mức lỗ 0,41 USD vào cùng kỳ năm 2021.
Cùng với đó, Shopee đã ra quyết định sa thải 3% nhân viên tại Indonesia nhằm cắt giảm các khoản lỗ. Điều này đã khiến không ít người làm việc trong lĩnh vực Thương mại điện tử "hoang mang", trong đó có cả những sinh viên đang học ngành này.
Trên các diễn đàn mạng xã hội, điểm chuẩn vào ngành Thương mại điện tử của các trường Đại học cũng trở thành đề tài tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều trong đó nhiều người cho rằng đây chỉ là một mảng nhỏ và chỉ có tính xu hướng trong ngắn hạn.
Tuy nhiên theo bà Văn Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Nhân sự Lazada Việt Nam nhận định thương mại điện tử đang là một ngành học “hot”, nhu cầu làm việc tại các môi trường Thương mại điện tử của các bạn trẻ cũng vô cùng lớn.
Ngoài ra, việc nhận được sự đầu tư, quan tâm từ Chính phủ và Nhà trường dẫn đến ngành học này có điểm chuẩn cao.
Cũng theo bà Hạnh, Thương mại điện tử là một thành phần tất yếu của nền kinh tế số, không phải chỉ là xu hướng nhất thời. Dù ngành này đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong 2 năm qua nhưng tỷ lệ thâm nhập thực tế vẫn còn khá thấp so với Trung Quốc hay Singapore. Vì vậy, dư địa phát triển cho Thương mại điện tử tại Việt Nam còn lớn.
Trong hội nghị BFF diễn ra cách đây không lâu, Lazada cũng dự báo Việt Nam đang trên đường vượt qua Thái Lan, trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, trong vài năm tới. Quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt gần 40 tỷ USD vào năm 2025.
Shopee Việt Nam ra sao trong làn sóng Shopee Đông Nam Á sa thải nhân sự "khủng"?
Quốc hội Quốc hội thông qua dự án Luật Dược sửa đổi, cấm bán online thuốc kê đơn
Bùng nổ số lượng chuyến bay tới Trung Quốc nhờ cơn sốt thương mại điện tử và khủng hoảng Biển Đỏ