Đây là 2 doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, vừa ban hành hai văn bản gửi đến hai chi cục thuế, đề nghị phối hợp cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may.
Ảnh minh hoạ |
Cụ thể, trong công văn số 2076 ngày 21/5, Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công đã gửi Chi cục Thuế TP Thủ Đức, đề nghị thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với Doanh nghiệp tư nhân May Hiệp Long (MST 0302623385). Địa chỉ: 106 B, Tổ 5, Khu phố 4, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Lý do là doanh nghiệp này đã nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định. Doanh nghiệp không chấp hành Thông báo số 134/TB-GC ngày 20/1/2021 về tiền thuế nợ còn thiếu, hiện nợ tổng cộng 579.209.275 đồng.
Cùng ngày, Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công cũng gửi công văn đến Chi cục Thuế huyện Cần Giờ, TP.HCM, đề nghị thực hiện biện pháp cưỡng chế tương tự đối với Công ty TNHH May mặc TM Nghi Xuân (MST 0302482430). Địa chỉ: số 300, Ấp Bình Trường, Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ, TP.HCM. Doanh nghiệp này cũng có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định và không chấp hành Thông báo số 4163/TB-GC ngày 18/8/2017 về tiền thuế nợ còn thiếu, hiện nợ tổng cộng 162.170.483 đồng.
Cả hai công văn đều nêu rõ rằng, nếu cơ quan thuế không thể thực hiện ngay biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế, cơ quan thuế phải thực hiện cưỡng chế theo đúng trình tự, thủ tục và gửi văn bản thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp.
>> Một công ty tại Bắc Giang bị cưỡng chế thuế số tiền lên tới 82 tỷ đồng
Một công ty tại Bắc Giang bị cưỡng chế thuế số tiền lên tới 82 tỷ đồng
'Đại gia' cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế gần chục tỷ đồng