Thống kê cho tới cuối năm qua cho thấy có khoảng 25 doanh nghiệp có dư nợ vay USD lớn trong những năm vừa qua.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa có báo cáo phân tích diễn biến tỷ giá từ đầu năm đến nay, theo hướng dẫn ổn định hơn trong 6 tháng cuối năm, đồng thời công bố danh sách doanh nghiệp niêm yết có dư nợ USD lớn.
Thống kê cho tới cuối năm 2022 cho thấy có khoảng 25 doanh nghiệp có dư nợ vay USD lớn trong những năm vừa qua.
Trong đó, có nhiều doanh nghiệp ghi nhận lỗ nặng chênh lệch tỷ giá gồm: Tập đoàn Hòa Phát vay nợ 721 triệu USD chiếm 29% tổng vay nợ lỗ tỷ giá 334 tỷ đồng; PGV Phát Điện 3 (EVNGenco3) vay 1,5 tỷ USD là một trong hai doanh nghiệp vay USD nhiều nhất sàn chứng khoán lỗ tỷ giá 893 tỷ đồng trong năm 2022.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận vay nợ USD nhiều, chênh lệch dẫn đến lỗ tỷ giá trong năm 2022 gồm PC1 lỗ tỷ giá 131 tỷ đồng; PVD lỗ 54 tỷ đồng; GAS lỗ 73 tỷ đồng, hầu hết các doanh nghiệp gồm POW, BWE, REE, HND, SBT, IDI, VCS đều ghi nhận lỗ tỷ giá trong năm 2022.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Yuanta, các doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ lớn có thể sẽ hoàn nhập dự phòng một phần khoản lỗ tỷ giá dù tỷ giá USD/VND đã tạo mặt bằng mới cao hơn so với bình quân năm 2022.
Một số yếu tố có thể tạo áp lực lên tỷ giá cần theo dõi như lạm phát các nước phát triển vẫn đang ở mức cao và việc Trung Quốc mở cửa trở lại; Fed có thể kéo dài việc tăng lãi suất hơn.
Theo đó, tỷ giá từ đầu năm 2023 biến động quanh mức 23.240 – 23.630 VNĐ/USD, biên độ +/- 1,9%, ổn định hơn nhiều so với năm 2022 có lúc đỉnh điểm lên tới 24.692 VNĐ/USD, tăng 4,2% so với tỷ giá trung tâm.
Tính tới đầu tháng 6/2023 tỷ giá USD/VND đã giảm khoảng 0,52% so với đầu năm 2023 nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ thặng dư cán cân thương mại, dòng vốn FDI giải ngân, du lịch quốc tế hồi phục và một phần nhờ đồng USD yếu đi.
Tỷ giá ổn định trở lại sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước ưu tiên ổn định lãi suất, xem xét mua ngoại tệ tăng cung tiền ra nền kinh tế; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp có nợ ngoại tệ lớn giảm thiểu rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ lớn có thể sẽ hoàn nhập dự phòng một phần khoản lỗ tỷ giá dù tỷ giá USD/VND đã tạo mặt bằng mới cao hơn so với bình quân năm 2022.
Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tạo áp lực lên tỷ giá cần theo dõi như lạm phát các nước phát triển vẫn đang ở mức cao và việc Trung Quốc mở cửa trở lại; Fed có thể kéo dài việc tăng lãi suất hơn.
Sếp Hòa Phát: Chúng tôi hoàn toàn đủ năng lực cung cấp thép cho dự án đường sắt tốc đọ cao Bắc - Nam
Hòa Phát (HPG) nắm dần lợi thế trong cuộc cạnh tranh với thép Trung Quốc