Diễn biến giá cổ phiếu tuần 6 - 10/12: Cổ phiếu nông nghiệp bứt tốc

12-12-2021 12:37|Trần Trung

Tuần từ 6 - 10/12/2021, giá cổ phiếu nhóm nông nghiệp với hàng loạt cổ phiếu như HAG, HNG, PAN, ABS, TAR, LTG, FMC, NAF, DBC, VHC đều ghi nhận tăng mạnh.

Thị trường chứng khoán hồi phục trở lại trong tuần giao dịch từ 6 - 10/12.

Kết phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.463,54 điểm, tương ứng tăng 20,22 điểm (1,4%) so với tuần trước đó; HNX-Index cũng tăng 1,48 điểm lên 450,75 điểm; UpCOM-Index giảm nhẹ 0,3 điểm xuống 118,81 điểm.

Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 28.862 tỷ đồng/phiên - giảm 20% so với tuần trước đó.

Trong tuần, nhóm cổ phiếu dầu khí có mức tăng tốt nhất với BSR (+3,8%), OIL (+4,5%), PVD (+11,2%), PVS (+6,4%), PGC (+8,86%), PVB (+13%), PVC (+15,6%) nhưng đáng tiếc là hai cái tên lớn là GAS và PLX đều không đổi trong khi CNG chỉ +0,5%.

Nhóm trụ cột ngân hàng phân hóa khá mạnh với VCB (+2%), BID (+6,2%), CTG (+1,7%), ACB (+2,6%), SSB (+2,86%), STB (+2,1%) và TPB (+10,64%) trong khi VPB, MBB chỉ nhích nhẹ. Ngược lại, các mã như HDB, SHB, LPB, OCB, EIB đều mất điểm.

Tương tự, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán một số cũng có mức tăng khá tốt như SSI (+5%), VCI (+4%), VND (+8,2%), SHS (+7,3%), MBS (+2,9%) còn CTS, FTS, ORS, HCM, VIX đều đi xuống.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thép tiếp tục gây thất vọng với HPG (-2,5%), HSG (-8%), NKG (-10,1%), TLH (-2,17%), POM (-2,95%), SMC (-2,14%)…

Trên sàn HOSE
, tân binh BAF của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam có tuần giao dịch ấn tượng khi 78 triệu cổ phiếu chào sàn vào phiên 3/12 đã có 5 phiên tăng kịch trần. Tuy vậy, khối lượng giao dịch chỉ ở mức thấp, phiên cao nhất ngày cuối tuần trước cũng chỉ hơn 33.000 đơn vị khớp lệnh.

Một bluechip xuất hiện trong top các cổ phiếu tăng cao nhất tuần là POW với cả 5 phiên đều tăng, với phiên 7/12 còn tăng kịch trần. Không những tăng mạnh, khối lượng giao dịch của POW bùng nổ, khi có phiên khớp tới hơn 41,6 triệu đơn vị, phiên thấp nhất cũng khớp tới hơn 21,5 triệu đơn vị.

Tâm điểm lớn hơn là cặp đôi HAG-HNG khi cùng góp mặt trong Top 10 tuần này trong đó cổ phiếu HAG lần đầu tiên đã về được mệnh giá sau gần 5 năm.

Có thể nói, cổ phiếu HAG và HNG đang được ưu ái khá lớn từ một bộ phận nhà đầu tư, khi tình hình dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp trên cả nước đã đẩy giá thịt lợn tăng cao và kỳ vọng lớn với mảng thịt đầy tiềm năng tại HAG.

Mới đây, Cục Chăn nuôi dự báo giá thịt lợn hơi có thể tăng từ nay đến cuối năm, với mức cao nhất khoảng 60.000 đồng/kg trong khi Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cho biết chi phí nuôi lợn bình quân tại HAG chỉ khoảng 36.000 đồng/kg.

Thực tế cho thấy, giá cổ phiếu nhóm nông nghiệp đã từng có đà tăng khá mạnh gần đây với hàng loạt cổ phiếu như PAN, ABS, TAR, LTG, FMC, NAF, DBC, VHC cũng đều có thời điểm đã thiết lập đỉnh mới. Dù gặp áp lực chốt lời và điều chỉnh tương đối mạnh nhưng giá cổ phiếu nhiều mã vẫn đang đứng ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây - điển hình như LTG, PAN, TAR, DBC…

Hiện chưa rõ dòng tiền có tìm về lại nhóm cổ phiếu nông nghiệp hay không nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối diện với giá hàng hóa tăng cao và điều này đặc biệt có lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo dữ liệu thống kê, nhiều mặt hàng nông sản có giá xuất khẩu đã tăng lên mức cao trong nhiều năm qua. Chẳng hạn như giá tiêu thế giới đang ở mức đỉnh trong vòng 3 năm qua hay giá cao su, hạt điều cũng đang ở ngưỡng cao.

Không chỉ tăng về giá, mà nhu cầu càng về cuối năm càng tăng mạnh. Ngành thủy sản là một ví dụ. Mặc dù tháng 9 đầu năm nay gần như đóng băng do phải giãn cách vì dịch bệnh, nhưng lại phục hồi mạnh trong những tháng cuối năm.

"Nhu cầu của tất cả thị trường đều quá lớn. Chúng tôi dự đoán xuất khẩu thủy sản vẫn tăng khoảng 6%. Với mức đó, hết năm 2021, xuất khẩu thủy sản có thể sẽ cán đích ở mức trên 8,8 tỷ USD và tăng khoảng 4% so với năm trước", bà Lê Hằng, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, vốn có tính đầu cơ rất cao như SJF, IDI, MCG, TNI, TSC đã có thêm một tuần giảm sâu.

Đáng chú ý là sau khoảng thời gian mất thanh khoản, lệnh dư bán giá sàn chất đống trong các phiên thì SJF, MCG, IDI đã được “giải cứu” khi lượng dư bán giá sàn được hấp thụ toàn bộ trong phiên cuối tuần trong đó đáng kể là SJF khớp tới 23,7 triệu đơn vị, IDI khớp 23,1 triệu đơn vị và còn tăng mạnh 4,9% lên 15.050 đồng.

gia-co-phieu-z1.png

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE từ 6 - 10/12

Trên sàn HNX, cổ phiếu LDP của Dược Lâm Đồng dù chấm dứt chuỗi tăng trần 11 phiên liên tiếp nhưng vẫn góp mặt trong top các mã tăng cao nhất sàn.

Nhóm cổ phiếu tăng mạnh khá cũng rất nhiều cái tên quen thuộc, luôn nằm trong top thanh khoản cao nhất sàn là TIG, PVB, KLF, OCH và cổ phiếu lớn IDC. Hiện tại, vốn hóa của IDC là hơn 26.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau THD trên sàn.

gia-co-phieu-z2.png

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX từ 6 - 10/12

Trên UpCOM, cổ phiếu DAR thêm một tuần là mã tăng cao nhất, nhưng cũng như tuần trước, khối lượng khớp lệnh chỉ khoảng 100 đơn vị/phiên.

Tương tự là TAG của Thế giới số Trần Anh, dù chấm dứt chuỗi 17 phiên tăng trần liên tiếp từ 15/11 đến 7/12 nhưng sau đó vẫn là +14,92%, +0,32% và đứng tham chiếu trong phiên cuối tuần do không có giao dịch.

Cổ phiếu MSN, LPB, HAG gánh thị trường, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

Một cổ phiếu VN30 ‘phi’ mạnh trong phiên 16/5, được CTCK khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 26%

Cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng kịch trần trong phiên 'hưng phấn', tiếp tục phá đỉnh lịch sử

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dien-bien-gia-co-phieu-tuan-6-1012-co-phieu-nong-nghiep-but-toc-129013.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Diễn biến giá cổ phiếu tuần 6 - 10/12: Cổ phiếu nông nghiệp bứt tốc
POWERED BY ONECMS & INTECH