Bất động sản

Diện mạo vùng quê thay đổi hoàn toàn vì mỗi nhà đều có ‘đại gia ngầm’

Lan Ngọc 18/07/2024 22:45

Từ xã chuyên nghề đi biển, dệt lưới, làm mắm, xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã có tên mới là "làng tỷ phú", "làng Hàn Quốc”.

Trước những năm 1990, xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) là xã bãi ngang ven biển nghèo. Người dân cần mẫn, một nắng hai sương trên những cánh đồng và bãi biển quê hương, nhưng cái đói, cái nghèo vẫn bám riết họ. Nhà tranh, vách đất nằm xác xơ bên những dãy phi lao và cồn cát bạc màu.

Năm 1994, theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đưa người dân đi lao động tại nước ngoài, những người dân Cương Gián đầu tiên sang đất nước Hàn Quốc làm việc. Một người sang làm ăn khấm khá rồi đầu tư cho người thân, anh em, họ hàng, làng xóm sang theo.

Đến nay, toàn xã có trên 3.000 người sinh sống, học tập, làm việc tại nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada và các nước châu Âu. Hầu như gia đình nào ở Cương Gián cũng có người đi làm việc tại nước ngoài, có nhiều nhà 2-3 người.

Theo thông tin từ VnExpress, trung bình mỗi tháng mỗi cá nhân gửi về khoảng 700 USD. Từ xã chuyên nghề đi biển, dệt lưới, làm mắm, Cương Gián được gọi "làng tỷ phú", "làng Hàn Quốc", hay "làng xuất ngoại", bởi số lao động đang làm việc tại Hàn Quốc chiếm gần một nửa.

Diện mạo vùng quê thay đổi hoàn toàn vì mỗi nhà đều có ‘đại gia ngầm’

Diện mạo vùng quê thay đổi hoàn toàn vì mỗi nhà đều có ‘đại gia ngầm’

Tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) trước đây là một vùng chiêm trũng, cuộc sống người dân nghèo khó, bám trụ với cây lúa. Nhận thấy xuất khẩu lao động là con đường đổi đời, nhiều người dân bắt đầu tìm cách ''đi Tây''. Xã này được mệnh danh như “Châu Âu của xứ Nghệ” cũng bởi người dân chủ yếu đi làm việc tại các Anh, Pháp, Đức… Người dân sang các nước này họ sẽ làm các công việc như làm nail, công nhân, buôn bán, dịch vụ…

Đến nay, xã Đô Thành có 8.500 người trong độ tuổi lao động. Cả xã có 4.500 hộ thì hầu như nhà nào cũng có người ''đi Tây'', hơn nửa số hộ toàn xã có nhà lầu, xe hơi.

Về “quê lúa” Đô Thành mà ngỡ như đang ở trời Tây bởi rất nhiều biệt thự theo phong cách châu Âu được thiết kế sang trọng như cung điện, lâu đài.

Nguồn: báo Dân Trí

Nguồn: báo Dân Trí

Xuất khẩu lao động phát triển mạnh đưa Hà Tĩnh thành một trong ba tỉnh (thêm Nghệ An, Thanh Hóa) có số người làm việc ở nước ngoài theo diện hợp đồng cao nhất cả nước.

Thống kê của ngành lao động tỉnh, từ năm 2013 đến nay, số người xuất ngoại gần 69.000 người, trung bình mỗi năm hơn 7.000 người, chủ yếu ở huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh...

Tổng thu nhập của lao động Hà Tĩnh đang làm việc tại nước ngoài khoảng 6.800-7.000 tỷ đồng mỗi năm, trong đó số tiền gửi về nước hơn 4.000 tỷ đồng. Nhiều vùng quê trở nên giàu có nhờ đưa lao động đi xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế, thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, xây dựng nông thôn mới…

Diện mạo vùng quê thay đổi hoàn toàn vì mỗi nhà đều có ‘đại gia ngầm’

Diện mạo vùng quê thay đổi hoàn toàn vì mỗi nhà đều có ‘đại gia ngầm’

Theo thông tin từ báo Dân Trí, ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, cho biết: "Những năm gần đây, nhờ nguồn ngoại tệ gửi về nhiều, con em đã khởi nghiệp tại quê nhà rất tốt, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Nhiều mô hình doanh nghiệp được phát triển tốt nhờ ngoại tệ gửi về như nhà máy gạch, nhà máy may, trang trại trồng cam, trồng nho… Huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có nhu cầu đi làm việc nước ngoài".

>> Sẽ có thêm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Người lao động muốn mua nhà tại TP. HCM khó như ‘lên trời’ vì giá nhà chạm ngưỡng 500 triệu đồng/m2

Hầm đường bộ xuyên núi duy nhất trên cao tốc Bắc – Nam qua tỉnh Hà Tĩnh sắp thông xe

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dien-mao-vung-que-thay-doi-hoan-toan-vi-moi-nha-deu-co-dai-gia-ngam-d128051.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Diện mạo vùng quê thay đổi hoàn toàn vì mỗi nhà đều có ‘đại gia ngầm’
POWERED BY ONECMS & INTECH