Điều ít biết về công trình gần 100 năm tuổi ‘nhẵn mặt’ tại phố Hoàn Kiếm: Từng ‘suýt’ được xây dựng theo phong cách khác

11-05-2024 22:55|Minh Nguyệt

Toạ lạc tại vị trí trung tâm giao nhau của 5 đại lộ lớn thời điểm mới thành lập, công trình đầu não của ngành ngân hàng đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật.

Cơ sở vật chất của chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thu giữ sau tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Từ đó, chi nhánh tại Hà Nội trở thành trụ sở chính của Ngân hàng Quốc gia (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Ngân hàng Nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

Theo thông tin từ NHNN, Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bên bờ Hồ Gươm (Hà Nội) ngày nay, khởi đầu là Chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine) được thành lập ngày 21/1/1875 ở Paris (Pháp) để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở Châu Á và điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Viễn Đông…

Thời Việt Nam thuộc Pháp, đây là một ngân hàng tư nhân, nhưng hoạt động như một Ngân hàng Trung ương với nhiều đặc quyền ở Đông Dương nói riêng và một số nước Châu Á nói chung.

Điều ít biết về công trình gần 100 năm tuổi ‘nhẵn mặt’ tại phố Hoàn Kiếm: Từng ‘suýt’ được xây dựng theo phong cách khác
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước vào những năm 1980 (Ảnh: Ngân hàng Nhà nước)

Theo Bảo tàng Hà Nội, chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội được mở từ năm 1887 trong một ngôi nhà trên phố Jules Ferry (phố Hàng Trống), song vị trí này không tương xứng với vai trò của một cơ quan quyền lực tài chính. Vì lẽ đó, một trụ sở mới được khởi công xây dựng tại đại lộ Courbet (nay là phố Lý Thái Tổ) trên diện tích 3150m2 và hoàn thành vào năm 1931.

Toạ lạc tại vị trí trung tâm giao nhau của 5 đại lộ lớn lúc bấy giờ, riêng công trình Ngân hàng Đông Dương đã tạo ra một điểm nhấn đô thị nổi bật.

Ít ai biết, trụ sở Ngân hàng Nhà nước lẽ ra mang một diện mạo khác. Theo Bảo tàng Hà Nội, công trình ban đầu được thiết kế bởi kiến trúc sư Felíx Dumail từ năm 1923 theo phong cách Tân cổ điển để hòa hợp với phong cách kiến trúc các tòa nhà xung quanh như: Toà Thị chính, Kho bạc, Bưu điện, Phủ Thống Sứ ngày ấy.

>> Đồng tiền đầu tiên của Việt Nam sau độc lập: Có 2 chữ ký, 4 ngôn ngữ, thường được gọi là 'Giấy bạc Cụ Hồ'

Điều ít biết về công trình gần 100 năm tuổi ‘nhẵn mặt’ tại phố Hoàn Kiếm: Từng ‘suýt’ được xây dựng theo phong cách khác
Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ kiến trúc thế kỷ XX – Pháp, Bảo tàng Hà Nội

Tuy nhiên, đến năm 1928, công trình đã được kiến trúc sư Georges Trouvé thiết kế lại theo phong cách Art Deco với chủ đạo là những đường thẳng và những khối hình học đơn giản, mạch lạc.

Toà nhà được xây dựng với cấu trúc 3 tầng bề thế và vững chãi, những bước tường dày giúp làm ấm về mùa đông và mát về mùa hè.

Điểm đặc biệt nhất của công trình là những chi tiết kiến trúc được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam như bộ mái đua rất rộng, hệ thống cửa kính được bố trí lùi lại so với mặt tường để tránh nắng. Các mái vòm trong chính sảnh có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên, tạo ra một không gian sáng và mát.

Điều ít biết về công trình gần 100 năm tuổi ‘nhẵn mặt’ tại phố Hoàn Kiếm: Từng ‘suýt’ được xây dựng theo phong cách khác
Hình ảnh Ngân hàng Nhà nước thời điểm hiện tại (Ảnh: Internet)

NHNN cho biết, với vị trí đặc biệt và hình hài hoành tráng như vậy, tòa nhà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không những chỉ xứng đáng được chọn làm trụ sở chính của ngành Ngân hàng mà trong nhiều năm của những thập niên 70-80 thế kỷ trước, mặt tiền sảnh chính còn được gọi là “Quảng trường Ngân hàng”, nơi tiến hành nghi lễ cấp Nhà nước tiếp đón nguyên thủ của nhiều Quốc gia trên thế giới.

Từ 10/10/1954 cho đến nay, trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xử dụng làm cơ quan đầu não của ngành Ngân hàng, với vai trò là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

>> Đồng chí Sao Đỏ - Tổng Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc Gia, người góp công lớn trong sự ra đời và lưu thông Giấy bạc Cụ Hồ

58 nhân sự ngân hàng được lựa chọn ngẫu nhiên xác minh tài sản, thu nhập: 13 người ở Agribank, 1 người ở VietinBank

Khó chọn dự án đủ 'tầm', Warren Buffett giữ tiền mặt nhiều kỷ lục chưa từng có: Chiến lược ‘dùng’ tiền tiếp theo là 'đầu tư' hay 'tiếp tục giữ tiền’?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dieu-it-biet-ve-cong-trinh-gan-100-nam-tuoi-nhan-mat-tai-pho-hoan-kiem-tung-suyt-duoc-xay-dung-theo-phong-cach-khac-234451.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điều ít biết về công trình gần 100 năm tuổi ‘nhẵn mặt’ tại phố Hoàn Kiếm: Từng ‘suýt’ được xây dựng theo phong cách khác
    POWERED BY ONECMS & INTECH