Do đâu ngân hàng ồ ạt tăng vốn khủng?

08-06-2023 09:54|Linh Nhi

NHNN vừa chấp nhận cho nhiều ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ thông qua các phương án phát hành cổ phiếu để chia cổ tức, chào bán riêng lẻ,..

Năm 2022, không có nhiều ngân hàng hoàn thành kế hoạch tăng vốn khi chỉ có 15 trong 27 ngân hàng tăng vốn điều lệ. Ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ có Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm 28%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân bình quân tăng trưởng khoảng 21% (năm 2021 là 25%).

Năm 2023, phương án phát hành thêm sẽ phụ thuộc phần lớn vào diễn biến trên thị trường chứng khoán mà thị trường chứng khoán gần đây không mấy thuận lợi. Vì vậy, thách thức tăng vốn hiện nay với các ngân hàng là không nhỏ.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vốn điều lệ là một cấu phần chủ yếu để tính toán hệ số an toàn vốn và xếp hạng các ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thời gian tới là hết sức cần thiết giúp các ngân hàng phát triển lành mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng khả năng chống chịu trong một nền kinh tế đầy biến động.

Cùng với đó, việc tăng vốn cũng là nhiệm vụ thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Theo Đề án, đến năm 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng.

Do đâu ngân hàng ồ ạt tăng vốn khủng?

Đánh giá về xu hướng tăng vốn gần đây của các ngân hàng trong năm nay, giới phân tích cho rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản khó khăn, các thông tư tái cơ cấu nợ cho các khoản vay trong thời kỳ covid hết hiệu lực, tình hình kinh tế khó khăn và lãi suất tăng đã khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng tăng lên.

Báo cáo tài chính quý 1/2023 của các nhà băng đã phản ánh rất rõ câu chuyện kể trên. Mặt khác, các số liệu cũng cho thấy bộ đệm dự phòng tại các ngân hàng cũng giảm xuống. Tất cả những điều này khiến cho các tổ chức tín dụng phải tăng vốn và tăng cường phòng thủ.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng phải đảm bảo được rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành, rủi ro thị trường và phải trên 8%. Khi rủi ro tín dụng tăng cao, tỷ lệ CAR sẽ sụt giảm, dẫn đến các ngân hàng phải tăng vốn để đảm bảo an toàn.

Đến thời điểm hiện nay, cả 4 ngân hàng quốc doanh đều có hướng tăng vốn điều lệ. Theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước về việc Vietcombank, VietinBank, BIDV sẽ được tăng vốn từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 làm rõ hơn về quá trình tăng vốn tới đây.

Vì vậy, lượng vốn điều lệ các ngân hàng dự kiến tăng thêm trong năm nay là 163.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 154.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ

Ngân hàng Phương Đông (OCB) được chấp thuận tăng vốn thêm hơn 6.800 tỷ đồng

SeABank (SSB) được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.500 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/do-dau-ngan-hang-o-at-tang-von-khung-186805.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Do đâu ngân hàng ồ ạt tăng vốn khủng?
POWERED BY ONECMS & INTECH