Du ngoạn

Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam chính thức có thêm hai khu du lịch cấp thành phố

Đại Dương 26/09/2024 14:00

Thành phố cũng yêu cầu các địa phương có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức quản lý, khai thác và phát triển các khu du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức công nhận hai khu du lịch cấp thành phố, gồm Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (Chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức và khu du lịch Hồng Vân, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín.

Theo quyết định công nhận các khu du lịch, TP. Hà Nội yêu cầu các địa phương có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức quản lý, khai thác và phát triển các khu du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch. Đồng thời, các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng khu du lịch theo đúng các quy định của pháp luật và thành phố.

"Làng du lịch" Hồng Vân nhìn từ trên cao. Ảnh: Fanpage Du lịch làng quê Hồng Vân

Hồng Vân là một xã ven đê sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Nơi đây nổi bật với hệ thống di tích lịch sử và văn hóa đa dạng, bao gồm 16 di tích, trong đó có 1 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và 2 di tích cấp thành phố. Bên cạnh đó, xã Hồng Vân còn sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, phản ánh nét đặc trưng của văn hóa làng quê Việt Nam, đồng thời là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích tìm hiểu về di sản văn hóa và lịch sử địa phương.

Trải nghiệm du lịch làng quê Hồng Vân đã thu hút đông đảo du khách với trung bình khoảng 3,5 vạn lượt khách ghé thăm mỗi năm, giá trị thu được từ du lịch ước đạt trên 10 tỷ đồng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của Hồng Vân trong việc khai thác du lịch văn hóa làng quê, mang lại nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng địa phương.

Bên cạnh các di tích và văn hóa dân gian phong phú, làng nghề sinh vật cảnh của xã Hồng Vân cũng đã được UBND thành phố công nhận là điểm du lịch của thành phố vào năm 2018. Với sự nâng cao không ngừng về chất lượng dịch vụ và đa dạng các sản phẩm du lịch, Hồng Vân đã chính thức được công nhận là khu du lịch cấp thành phố.

Trong khi đó, quần thể Hương Sơn, được xây dựng từ thời Lê Thánh Tông (1442 - 1497), đã trải qua nhiều lần tu bổ và sửa chữa nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử, danh thắng góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của đạo Phật Việt Nam.

Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) được công nhận là Khu du lịch cấp thành phố. Ảnh: S.T

Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) được công nhận là Khu du lịch cấp thành phố. Ảnh: S.T

Năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia cho chùa Hương. Đến ngày 25/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức xếp hạng quần thể di tích này là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2082/QĐ-TTg.

Chùa Hương không chỉ là một ngôi chùa mà còn là tên gọi chung cho quần thể văn hóa và tôn giáo rộng lớn, bao gồm hàng chục ngôi chùa, đền, đình linh thiêng như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan... Trung tâm của quần thể này là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích, còn được gọi là "chùa Trong".

Mỗi năm, chùa Hương thu hút khoảng 1 triệu lượt du khách đến tham quan và trẩy hội. Du khách đến đây không chỉ để lễ Phật mà còn để thưởng ngoạn vẻ đẹp non nước kỳ vĩ, nên thơ với những dãy núi, hang động và chùa chiền mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa.

Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ.

Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.

>> Việt Nam có 'viên ngọc quý' giữa núi rừng hoang sơ được mệnh danh ‘Hạ Long trên cạn’, sắp được nâng tầm lên khu du lịch quốc gia

Điểm đến lọt top 'cuốn hút nhất thế giới' của Việt Nam sẽ có khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gần 500ha

Khu du lịch nằm trên dãy núi của Việt Nam đưa vào vận hành máng trượt siêu tốc mới, chinh phục độ cao gần 1.500m

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/do-thi-dac-biet-nhat-viet-nam-chinh-thuc-co-them-hai-khu-du-lich-cap-thanh-pho-d134166.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam chính thức có thêm hai khu du lịch cấp thành phố
    POWERED BY ONECMS & INTECH