Doanh nghiệp bảo hiểm: Kỳ vọng tăng trưởng trong môi trường lãi suất cao

08-12-2022 15:15|Chan Chann

Theo VNDirect, vĩ mô thuận lợi sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của ngành bảo hiểm nhân thọ.

Nhu cầu Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) đang được thúc đẩy bởi một loạt những xu hướng kinh tế và nhân khẩu học thuận lợi

Ngành BHNT ghi nhận tăng trưởng phí ổn định ở mức 16,2% trong 9T22. Mặc dù thị trường nhân thọ đã tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, tỷ lệ thâm nhập BHNT tại Việt Nam (được đo bởi phí BH chia cho GDP) vẫn ở mức khiêm tốn là 1,9% vào năm 2021, chỉ cao hơn Indonesia (1,1%) và Philippines (1,5%) trong khu vực ASEAN.

Trong năm 2023, theo báo cáo cập nhật tại VNDirect, nhu cầu về BHNT vẫn sẽ ở mức ổn định, được hỗ trợ bởi các xu hướng dài hạn bao gồm già hoá dân số, tầng lớp trung lưu gia tăng, và sự phát triển của thị trường tài chính.

Thị trường nhân thọ cạnh tranh khốc liệt với nhiều doanh nghiệp BH nước ngoài

Theo VNDirect, 5 doanh nghiệp BHNT bao gồm BVH và 4 doanh nghiệp nước ngoài khác là Prudential, Manulife, Dai-ichi và AIA hiện đang thống lĩnh thị trường BHNT với gần 80% thị phần phí BH gốc và gần 70% thị phần doanh thu khai thác mới (DT KTM).

Khoảng 6-7 năm trước, Bảo Việt và Prudential từng là 2 doanh nghiệp đầu ngành với hơn 50% thị phần phí BH gốc và hơn 40% thị phần DT khai thác mới.

Tuy nhiên từ đó trở đi, Manulife đã vươn lên trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về DT khai thác mới với hơn 20% thị phần vào năm ngoái, bỏ xa vị trí thứ 2, 3 là Prudential và Bảo Việt.

Các chuyên gia tại VNDirect cho rằng, các sản phẩm BH liên kết đầu tư đã trở nên thịnh hành hơn theo thời gian và tính đến năm ngoái đã chiếm 76% tổng phí BH gốc và 95% DT khai thác mới.

Lợi suất TPCP tăng sẽ giúp làm giảm áp lực dự phòng toán học

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), các doanh nghiệp BHNT phải trích lập dự phòng toán học cho hầu hết các hợp đồng BH hỗn hợp và BH truyền thống nói chung theo phương pháp phí BH thuần như sau:

Dự phòng toán học = GT hiện tại của trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai – GT hiện tại của phí thuần sau điều chỉnh.

Phí thuần sau điều chỉnh không được cao hơn 100% phí thực thu (tỷ lệ này từng ở mức 90% và được điều chỉnh lên 100% vào cuối năm 2020).

Lãi suất chiết khấu kỹ thuật không được cao hơn 80% lãi suất bình quân của TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát hành trong vòng 24 tháng kể từ ngày phát hành.

Việc lợi suất TPCP liên tục giảm trong 1 thập kỷ qua đã dẫn đến chi phí dự phòng toán học tăng cao.

Một dẫn chứng cho việc áp lực dự phòng có thể gây ảnh lớn lên lợi nhuận là từ năm 2015 đến năm 2021, phí BHNT của BVH đã tăng gấp 3 lần từ 10.100 tỷ đồng lên 30.500 tỷ nhưng lợi nhuận chỉ tăng hơn 30%. 

Trong thời gian tới, các chuyên gia tại VNDirect kỳ vọng áp lực dự phòng toán học sẽ giảm bớt khi lãi suất TPCP đã bắt đầu tăng mạnh.

Cụ thể, lợi suất TPCP 10 năm của Việt Nam ở trên thị trường sơ cấp và thứ cấp đã lần lượt tăng 250 điểm cơ bản và 310 điểm cơ bản so với đầu năm.

Theo đó, áp lực tăng lãi suất TPCP đến từ các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là FED, thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, và việc này đã gây áp lực lên tỷ giá tiền đồng so với
USD, và Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công trong thời gian tới và khả năng cao sẽ phải phát hành TPCP nhiều hơn.

Lãi suất tăng cao sẽ là một động lực tăng trưởng lợi nhuận quan trọng cho các doanh nghiệp BH trong 2023

So với giai đoạn 2020-2021, lợi suất đầu tư của các doanh nghiệp BH đã giảm đi trong 9T22 do TTCK lao dốc và lãi suất huy động không tăng đáng kể cho đến tháng 9/10 sau khi NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 200 điểm cơ bản.

Theo nhóm phân tích VNDirect, điểm sáng là lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân hiện đã tăng trung bình 190 điểm cơ bản và 275 điểm cơ bản so với
đầu năm.

Do đó, từ quý 4/2022 trở đi, các doanh nghiệp BH sẽ bắt đầu đạt được lợi suất đầu tư tốt hơn do phần lớn danh mục đầu tư của họ nằm ở tiền gửi ngân hàng/trái phiếu doanh nghiệp (chủ yếu với lãi suất thả nổi), theo VNDirect.

Lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện dịch vụ tạm ứng viện phí kiểu mới bởi doanh nghiệp phụ trợ bảo hiểm

Là ‘đứa con cưng’ một thời của Vietcombank, được Trương Mỹ Lan nhắc tên, ‘số phận’ bảo hiểm FWD giờ ra sao?

Tân Tổng Giám Đốc của Công ty bảo hiểm nhân thọ có hơn 100 năm hoạt động là ai?

Bài thuộc chủ đề Bảo hiểm
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-nghiep-bao-hiem-ky-vong-tang-truong-trong-moi-truong-lai-suat-cao-161486.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Doanh nghiệp bảo hiểm: Kỳ vọng tăng trưởng trong môi trường lãi suất cao
POWERED BY ONECMS & INTECH