Dù gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với thị trường quốc tế song doanh nghiệp nước giải khát Việt đã nỗ lực mạnh mẽ để vươn xa.
Mở rộng dư địa tăng trưởng
Ngành nước giải khát (hay ngành đồ uống không cồn) là một phần quan trọng của ngành thực phẩm và đồ uống. Theo nghiên cứu của Euromonitor, thị trường nước giải khát của Việt Nam tăng trưởng bình quân 8,4% một năm trong giai đoạn 2015-2019 với quy mô năm 2019 đạt khoảng 5,3 tỷ USD. Còn theo công ty nghiên cứu VIRAC dẫn số liệu tổng hợp, doanh thu của ngành nước giải khát Việt Nam trong năm 2023 ước tính đạt 8,25 tỷ USD, con số này có thể sẽ cán mốc 10 tỷ USD vào năm 2027.
Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dự báo giảm cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch góp phần thúc đẩy tiêu dùng nước giải khát, mở ra triển vọng tăng trưởng sáng cho ngành.
TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết Việt Nam có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, khai thác tốt lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá. Tuy nhiên, ngành này có tính cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đầu tư và có sự kiên trì, linh hoạt trong chiến lược kinh doanh để có sự tăng trưởng.
Đánh giá về dư địa của thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm nước giải khát thương hiệu Việt, ông Võ Trí Thành cho rằng: “Xuất khẩu sản phẩm nước giải khát của Việt Nam hiện nay còn ít và gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, tiêu chí xanh, bền vững. Nhìn về dài hạn, nhóm nước giải khát có triển vọng tích cực bởi nhu cầu trên thị trường quốc tế đối với sản phẩm này rất lớn. Để đáp ứng, đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhân lực, tạo dựng niềm tin về thương hiệu sản phẩm”.
Thực tế, trên thế giới, sản xuất nước giải khát thu hút nhiều thương hiệu lớn tham gia đầu tư với sự cạnh tranh khốc liệt. Tại Việt Nam, các công ty nội địa nhóm ngành này vẫn còn hạn chế về công nghệ và kỹ thuật so với các nước phát triển. Vì thế, khi tiếp cận các thị trường ngoài nước, đặc biệt các thị trường khó tính, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao như Mỹ, EU, Nhật Bản… nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn.
Nhu cầu sản phẩm nước giải khát trên thế giới ngày càng cao mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam gia tăng dư địa tăng trưởng nếu biết tận dụng lợi thế và tiếp cận được thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để khẳng định vị thế riêng trên thị trường thế giới, doanh nghiệp Việt cần tập trung đầu tư vào công nghệ sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của địa phương như nguồn nguyên liệu, nhân lực…
Đầu tư để khẳng định vị thế thương hiệu Việt
Trong ngành nước giải khát ở Việt Nam, Tân Hiệp Phát là thương hiệu Việt nổi tiếng. Với mảng trà uống liền, số liệu của hãng nghiên cứu Euromonitor cho thấy Tân Hiệp Phát đứng đầu với mức thị phần chiếm 32% năm 2022.
Ngay từ khi thành lập, Tân Hiệp Phát đã kiên định với sứ mệnh đề ra là “sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh”.
Tân Hiệp Phát luôn nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống ở thị trường châu Á, song song với việc phục vụ người tiêu dùng toàn cầu.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, doanh nghiệp đã đầu tư 12 dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic vào sản xuất. Đây là dây chuyền công nghệ sản xuất vô trùng tối tân, vận hành trên nguyên tắc tự động và khép kín từ khâu trích ly nguyên liệu, thổi chai đến chiết rót, đóng nắp, dán nhãn đến đóng thùng.
Mức đầu tư cho thấy quyết tâm của một doanh nghiệp địa phương trong việc tạo ra các sản phẩm có lợi nhất cho sức khỏe người tiêu dùng và sẵn sàng chinh phục các thị trường khó tính.
Với công nghệ hiện đại, các sản phẩm nước giải khát của Tân Hiệp Phát vượt qua tất cả các yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm ở những thị trường khó tính như Mỹ, Canada, các nước vùng Trung Đông...
Doanh nghiệp dần khẳng định vị thế trên bản đồ nước giải khát toàn cầu khi có mặt tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chất lượng sản phẩm tốt giúp Tân Hiệp Phát chinh phục được cả những thị trường khó tính.
Ngoài ra, để tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ quốc tế, nguyên liệu tự nhiên và nhân công giá rẻ là hai yếu tố cũng được doanh nghiệp này tập trung nghiên cứu và tận dụng khai thác.
Danh sách hơn 20 thị trường Tân Hiệp Phát đã xuất khẩu sản phẩm đến thời điểm hiện tại. |
Thanh Hà
Chiếm đoạt tài sản cả nghìn tỷ đồng, ông Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù
Ông Trần Quí Thanh, tỷ phú USD nhờ bán nước đóng chai, vướng lao lý vụ án nghìn tỷ