Doanh nghiệp thép: Thận trọng kế hoạch kinh doanh đi lùi

06-05-2022 15:12|Bình An

Mặc dù tình hình tiêu thụ tôn - thép trong quý I/2022 khá lạc quan song hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thép lại không tương đồng.

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong quý I/2022, tiêu thụ thép thành phẩm đạt 8,137 triệu tấn - tăng 11,9% so với cùng kỳ 2021 trong đó xuất khẩu thép đạt khoảng 2.275 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD - giảm 22,15% về khối lượng nhưng lại tăng 12,53% về giá trị so với cùng kỳ.

Mặc dù tình hình tiêu thụ khá lạc quan song hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành lại không tương đồng.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I của Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNSteel (TVN) đã ghi nhận đà giảm mạnh lợi nhuận tại các đơn vị thành viên, đặc biệt là ở mảng thép xây dựng và tôn mạ.

Cụ thể, ở mảng thép xây dựng, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam lãi trước thuế 5 tỷ đồng - chỉ bằng 7% kết quả cùng kỳ; CTCP Thép Vicasa (VCA) lãi trước thuế 11,1 tỷ đồng - giảm 21,76% so với cùng kỳ; CTCP Thép Thủ Đức (TDS) lãi hơn 8 tỷ đồng - giảm 37,21% so với cùng kỳ.

CTCP Gang thép Thái Nguyên (TIS) cũng báo lợi nhuận giảm 35%, về mức 29,2 tỷ đồng.

Ở mảng tôn mạ, CTCP Tôn mạ VNSteel Thăng Long (TVT) ghi nhận số lãi vẻn vẹn 73 triệu đồng trong khi cùng kỳ đạt 27,6 tỷ đồng. Công ty Tôn Phương Nam (SCCS) cũng có lợi nhuận sụt giảm 23%, xuống còn 30,1 tỷ đồng.

Theo VNSteel, nguyên nhân chính khiến nhiều công ty thành viên suy giảm lợi nhuận do biến động kinh tế - chính trị thế giới, đặc biệt là ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá các nguyên liệu đầu vào của ngành thép như quặng sắt, than, khí đốt và cước vận chuyển tăng mạnh.

Tương tự, CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) dù báo doanh thu tăng 83% YoY lên mức 1.796 tỷ đồng song lãi sau thuế lại giảm 27% xuống mức 86,3 tỷ đồng.

Cập nhật KQKD quý I/2022 của nhóm doanh nghiệp thép

Cho các mục tiêu kinh doanh năm 2022, VNSteel lên kế hoạch doanh thu năm nay đạt 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 500 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,4% và 51,6% so với thực hiện 2021.

Thép Vicasa, công ty thành viên của VNSteel đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế ở mức 16,56 tỷ đồng - giảm gần 55% so với năm 2021.

Tương tự, Thép Thủ Đức đặt kế hoạch lãi sau thuế năm nay đạt hơn 19 tỷ đồng - giảm 56% so với mức thực hiện năm 2021; Gang thép Thái Nguyên dù đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế kế hoạch lại suy giảm 29,4% với 110 tỷ đồng; Thép Tiến Lên đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế là 300 tỷ đồng - giảm 35% so với số lãi thực hiện của năm 2021. 

Trong khi đó, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) lại đưa ra 3 kịch bản kinh doanh cho năm nay trong đó các chỉ tiêu kinh doanh ghi nhận giảm 11,1% về sản lượng, gần 5% về doanh thu và giảm từ 42 - 65% về lợi nhuận sau thuế so với thực hiện niên độ 2020 - 2021.

Đồng pha, Thép Nam Kim (NKG) lên kế hoạch tổng doanh thu 28.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng - giảm 28%.

Tương tự, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) cũng đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 20.000 tỷ đồng - giảm 6,2%; lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng - giảm 66,8% so với năm 2021.

Bức tranh tài chính doanh nghiệp có gì sau quý I/2022?

Doanh nghiệp thép phục hồi nhưng khó bứt phá

Bộ Tài chính ủng hộ việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ doanh nghiệp thép trong nước

Bài thuộc chủ đề Sắt thép
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-nghiep-thep-than-trong-ke-hoach-kinh-doanh-di-lui-125737.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Doanh nghiệp thép: Thận trọng kế hoạch kinh doanh đi lùi
    POWERED BY ONECMS & INTECH