Doanh nghiệp

Đón nhiều tín hiệu tích cực, doanh nghiệp ngành gỗ kỳ vọng lãi lớn dịp cuối năm

Yên Hoàng 19/09/2023 - 06:08

Giữa những biến động của thị trường, kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm của các doanh nghiệp ngành gỗ rất ảm đạm.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu giảm tốc, nhiều ngành xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam bị ảnh hưởng, ngành gỗ cũng ghi nhận sụt giảm mạnh đơn hàng dù kết quả này đã được dự báo từ cuối năm 2022. Tác động của lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ từ các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ thắt chặt, việc phát triển đơn hàng của doanh nghiệp hết sức khó khăn. Trong khi đó, thị trường bất động sản trong nước gần như đóng băng cũng làm cho nhu cầu gỗ nội thất giảm mạnh. Ngoài ra, chi phí nguyên liệu, vật tư sản xuất đầu vào tăng cao cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh toàn ngành gỗ.

Nhìn vào bức tranh ngành gỗ nửa đầu năm 2023, có thể thấy được bức tranh kết quả kinh doanh khá kém sắc khi nhiều doanh nghiệp báo doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Đón nhiều tín hiệu tích cực, doanh nghiệp ngành gỗ kỳ vọng lãi lớn dịp cuối năm
Đón nhiều tín hiệu tích cực, doanh nghiệp ngành gỗ kỳ vọng lãi lớn dịp cuối năm

Đa số kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nửa đầu năm kém khả quan, sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Gỗ An Cường (HoSE: ACG) ghi nhận kết quả kinh doanh quý 2 ở thị trường trong nước và xuất khẩu đều có sự phục hồi so với trước đó, doanh thu quý 2 phục hồi 42% và lợi nhuận cao gấp 3 lần so với quý 1, tuy nhiên doanh thu so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm 9% xuống 968 tỷ đồng, và lợi nhuận sụt giảm 32% xuống mức 108,5 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu giảm 14% xuống 1.658 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm gần 1 nửa xuống 145 tỷ đồng và mới hoàn thành được 22% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Đón nhiều tín hiệu tích cực, doanh nghiệp ngành gỗ kỳ vọng lãi lớn dịp cuối năm

Công ty lý giải chi phí bán hàng và quản lý tăng do kế hoạch phát triển chuỗi phân phối tại thị trường trong nước và liên tục giới thiệu sản phẩm mới. Tính đến cuối tháng 6, Gỗ An Cường có 120 địa điểm kinh doanh tại 58 tỉnh thành cả nước, trong đó có 16 showroom tự sở hữu và vận hành.

Chịu tác động của tình hình kinh tế chính trị thế giới, nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu và nguyên liệu cho đồ gỗ nội thất trong nước sụt giảm, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (HNX: VIF) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan trong nửa đầu năm với doanh thu giảm hơn 23% xuống mức 748 tỷ đồng, LNST 139 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước.

Đón nhiều tín hiệu tích cực, doanh nghiệp ngành gỗ kỳ vọng lãi lớn dịp cuối năm

Doanh thu Gỗ Thuận An (HoSE: GTA) giảm đến 70% xuống 56 tỷ đồng do gặp khó về đơn hàng, giá sản phẩm đầu ra giảm; lãi sau thuế vỏn vẹn 2,6 tỷ đồng, giảm 56% so với quý 2/2022. Dù vậy, đây là kết quả khả quan nhất trong 3 quý gần đây của doanh nghiệp. Nửa năm, Gỗ Thuận An báo doanh thu giảm 63% xuống hơn 123 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm 57% xuống 4,8 tỷ đồng và đã hoàn thành 57% kế hoạch năm.

Không chỉ doanh nghiệp gỗ nội thất, đơn vị chuyên sản xuất đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em như Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT) cũng ghi nhận sự sụt giảm 36% doanh thu trong 6 tháng đầu năm, đạt gần 154 tỷ đồng và lợi nhuận 15,6 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước và mới hoàn thành được 21% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Kết quả kinh doanh ảm đạm nhất có lẽ là Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) khi tập đoàn bị lỗ sau thuế hơn 30 tỷ đồng trong quý 2/2023, mức lỗ đậm nhất tính từ quý 1/2021. Lũy kế nửa đầu năm, TTF lỗ 40 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 11 tỷ đồng.

Đón nhiều tín hiệu tích cực, doanh nghiệp ngành gỗ kỳ vọng lãi lớn dịp cuối năm

Với kết quả kém tích cực nửa đầu năm, chỉ mỗi Gỗ Thuận An nhờ đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn nên đã hoàn thành 57% kế hoạch cả năm, còn lại đa phần doanh nghiệp khác mới hoàn thành khoảng 20% – 30% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm, hay như Gỗ Trường Thành do kinh doanh lỗ nên cách khá xa mục tiêu có lãi 54 tỷ đồng.

Ngành gỗ đón nhận nhiều tín hiệu tích cực gần đây

Ngày 13/9, chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí trước thềm sự kiện Triển lãm Quốc tế máy móc và thiết bị ngành công nghiệp chế biến gỗ (VietnamWoodi 2023), ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho biết, thị trường ngành gỗ Việt Nam trong thời gian gần đây đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trở lại.

Cụ thể, từ tháng 5 đến nay, mỗi tháng, doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu được khoảng 1,2 tỷ đô. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ đạt được 6 tỷ đô nữa, tính tổng cả năm thì sẽ đạt khoảng 14 - 14,5 tỷ đô. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập một lượng lớn gỗ nguyên liệu (khoảng 1,4 tỷ đô), giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Một tín hiệu tích cực nữa là các doanh nghiệp đang tích cực nhập gỗ về, tăng từ 5 - 10 %. Đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đang chuẩn bị nguyên liệu cho những đơn hàng cuối năm”, ông Phương nói và cho biết thêm.

Mặt khác, tồn kho hàng hoá tại các khu vực lớn như châu Mỹ, đặc biệt là tại thị trường Mỹ đã giảm đáng kể trong thời gian qua và các nhà nhập khẩu đang có dấu hiệu đặt hàng trở lại. Trong cơ cấu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Mỹ luôn là thị trường lớn nhất. Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ 3,3 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm, chiếm tỷ trọng 54% kim ngạch.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế có thể đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nội thất gỗ trong năm 2023 khi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Bên cạnh đó, những trở ngại mà ngành gỗ vẫn đang đối mặt như áp lực về điều tra phòng vệ thương mại; vấn đề chi phí vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mặt hàng này.

Với thị trường trong nước, việc tiêu thụ sản phẩm gỗ phụ thuộc lớn và sự phục hồi của thị trường bất động sản. Hiệp hội bất động sản Việt Nam dự báo thị trường bất động sản còn trầm lắng cho đến hết 2023, chỉ có thể phục hồi, phát triển lành mạnh hơn từ quý 3 hoặc 3/2024. Động lực đến từ bước tiến về môi trường pháp lý, tăng trưởng kinh tế và nút thắt tài chính được tháo gỡ…

‘Đối tác ruột’ của VHM lấy lại hàng trăm tỷ đồng tiền cọc từ đơn vị phân phối bất động sản Novaland (NVL)?

Gỗ An Cường (ACG) sắp thu hồi hàng trăm tỷ tiền đặt cọc dự án Novaworld Phan Thiết

Gỗ An Cường (ACG) báo lãi quý 3 gần 130 tỷ đồng

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/don-nhieu-tin-hieu-tich-cuc-doanh-nghiep-nganh-go-ky-vong-lai-lon-dip-cuoi-nam-201331.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đón nhiều tín hiệu tích cực, doanh nghiệp ngành gỗ kỳ vọng lãi lớn dịp cuối năm
POWERED BY ONECMS & INTECH