Trước đó, giá MKP đã có màn lao dốc không phanh, chỉ trong hơn một tháng bốc hơi gần 50% từ vùng giá đỉnh 78.900 đồng/cp (7/1/2022) tụt xuống còn 41.000 đồng/cp (14/2/2022).
Ngày 17/2, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ký quyết định ban hành danh mục 3 loại thuốc chứa hoạt chất molnupiravir điều trị Covid-19 sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Giấy phép này có hiệu lực trong 3 năm. Trong đó, có thuốc Movinavir hàm lượng 200 mg của CTCP Hóa – Dược phẩm Mekophar (MKP) sản xuất.
Thông tin này ngay lập tức đem lại tín hiệu tích cực cho cổ phiểu MKP của Mekophar. Kết phiên 18/2, thị giá MKP bật tăng trần đạt mức giá 49.200 đồng/cp. Trước đó, giá MKP đã có màn lao dốc không phanh, chỉ trong hơn một tháng bốc hơi gần 50% từ vùng giá đỉnh 78.900 đồng/cp (7/1/2022) tụt xuống còn 41.000 đồng/cp (14/2/2022).
Về tình hình kinh doanh, trong 5 năm trở lại đây (từ 2017), lợi nhuận ròng của Mekophar (UPCOM: MKP) liên tục suy giảm, từ hơn trăm tỷ xuống còn chục tỷ đồng.
Quý IV/2021, MKP ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm hơn 74% so với cùng kỳ dù doanh thu chỉ giảm 1,72% do tiền lương và giá cả các chi phí đều tăng cao trong tình hình dịch bệnh.
Lũy kế cả năm 2021, MKP đạt doanh thu thuần gần 1.130 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2020, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ gần 16 tỷ đồng, giảm 60% so với năm 2020.
Bắn dây chun để “truyền cảm hứng” cho nhân viên: Chân dung công ty TNHH Mỹ phẩm Huyền Phi
Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành 1.151 loại thuốc