Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, đóng góp của kinh tế số vào GRDP của tỉnh Đồng Tháp ước đạt 6,42%, vượt chỉ tiêu so với Kế hoạch của tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền tỉnh Đồng Tháp vừa thông báo cáo kết quả chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 09/2023:
Về xây dựng, hoàn thiện thể chế:
Hội đồng nhân dân Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 18/7/2023 Quy định mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp DVC bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Tỉnh, trong đó giảm 50% phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến.
UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch số 308/KH-UBND ngày 18/9/2023 hưởng ứng ngày CĐS quốc gia và ngày CĐS tỉnh Đồng Tháp.
UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 1019/QĐ-UBND-HC ngày 30/9/2023 phê duyệt Báo cáo chỉ số đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số năm 2022.
UBND Tỉnh ban hành danh mục Cơ sở dữ liệu dùng chung và danh mục dữ liệu mở theo quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các Hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Đồng Tháp.
Về phát triển dữ liệu số:
Hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC đã được số hoá và lưu trữ rên kho dữ liệu cá nhân người dân, doanh nghiệp trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC để tái sử dụng cho những lần thực hiện TTHC tiếp theo.
Hệ thống thông tin báo cáo của Tỉnh tiếp tục được các địa phương, đơn vị duy trì thường xuyên đuọc tổng hợp và hiển thị trên IOC của tỉnh, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo.
Trong khi chờ đợi kết quả thẩm định của các cơ quan Trung ương (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nền tảng dữ liệu số nông nghiệp được tỉnh tiếp tục duy trì để phục vụ cho công tác tổng hợp báo cáo và dự báo tình hình sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Nền tảng tích hợp, chí sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã kết nối với 19/23 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia, thuộc nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Hoàn thành 5/7 chỉ tiêu theo Kế hoạch CĐS năm 2023; 01 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành vào cuối năm (Trên 60% cơ quan nhà nước cấp tỉnh tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội) ; 01 chỉ tiêu phụ thuộc vào Bộ NN&PTNT và Bộ TT&TT (Công bố chính thức nền tảng dữ liệu số nông nghiệp).
Về phát triển hạ tầng số và bảo đảm an toàn thông tin
Mạng viễn thông tiếp tục phát triển, chất lượng dịch vụ nâng cao, trạm thu, phát sóng thông tin di động mặt đất được đầu tư xây dựng, mở rộng vùng phủ sóng và cung cấp dịch vụ mạng di động 3G, 4G (tổng số trạm toàn tỉnh hiện nay hơn 5.000 trạm) cung cấp dịch vụ cho 1.205.780 thuê bao sử dụng điện thoại thông minh; 100% khóm, ấp đều có đường truyền internet cáp quang FFTx với tỷ lệ hộ gia đình sử dụng đạt 83,66%.
Hoàn thành triển khai hạ tầng viễn thông đối với mạng Truyền số liệu chuyên dùng (mạng TSLCD) kết nối liên thông, xuyên suốt 3 cấp hành chính trên địa bàn tỉnh về Cục Bưu điện Trung ương đảm bảo cho việc giám sát mạng TSLCD sẵn sàng cho việc triển khai kết nối các hệ thống thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính phủ số, Chính quyền số.
Trung tâm dữ liệu tỉnh đã hoàn thành nâng cấp, góp phần nâng cao năng lực xử lý, lưu trữ, truy xuất dữ liệu cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
Toàn tỉnh Đồng Tháp đến hết Quý III năm 2023 có 3.819 thiết bị được giám sát mã độc; tiếp tục duy trì 4/4 lớp bảo đảm an toàn thông tin theo Nghị định số 85/NĐ-CP, gồm: lực lượng tại chỗ; thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia; kiểm tra, đánh giá định kỳ. Hầu hết các máy tính của các cơ quan nhà nước đều cài đặt phần mềm phòng chống mã độc; kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia; thuê Công ty TMGS giám sát 100% thiết bị, hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu Tỉnh.
Hầu hết các cảnh báo lỗ hổng bảo mật đều được tỉnh Đồng Tháp triển khai các biện pháp vá lỗi đầy đủ, các mạng LAN bị nhiễm mã độc botnet đều được xử lý triệt để, góp phần làm sạch không gian mạng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của cả nước nói chung.
Xây dựng Chính quyền số
Đã hoàn thiện kho dữ liệu số cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ cho việc số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp có thể tái sử dụng cho những lần thực hiên thủ tục hành chính tiếp theo.
Thực hiện Đề án 06, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đã hiệu chỉnh chức năng cho phép người sử dụng sử dụng mã định danh công dân đăng nhập để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu về Cổng dịch vụ công Quốc gia, đã tích hợp 763 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (chiếm 47,54%); 214 dịch vụ công trực tuyến một phần (chiếm 13,33%).
Tổng đài 1022 của tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận 3.024 ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp; Đã trả lời 3.013 ý kiến (chiếm tỷ lệ 99,64%), còn 11 ý kiến đang xử lý (chiếm tỷ lệ 0,36%).
Tỉnh đã hoàn thành công tác đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số các Sở, ngành Tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh sẽ công bố chính thức vào ngày chuyển đổi số 10/10/2023.
Từ tháng 08/2023, Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp đã triển khai đến các Sở, ngành, địa phương báo cáo định kỳ hàng tháng về chuyển đổi số, nhằm nắm bắt tình hình triển khai, khó khăn, vướng mắc tại địa phương, đơn vị, làm cơ sở tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành 7/12 chỉ tiêu theo Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023; 04 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành; 01 chỉ tiêu khó hoàn thành (“80% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của CQNN được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất” do hệ thống thư điện tử công vụ chưa tích hợp cần phải nâng cấp mới có khả năng tích hợp với hệ thống quản lý văn bản và điều hành)
Phát triển kinh tế số
Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, đóng góp của kinh tế số vào GRDP của tỉnh ước đạt 6,42%, vượt chỉ tiêu so với Kế hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, hiện phương pháp tính chưa rõ, Sở Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn nhưng chưa nhận được phản hồi.
Ngay sau khi nhận được Thông tư số 52/TT-BTC ngày 08/08/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023. Trước đó, huyện Tân Hồng đã tổ chức hội nghị tập huấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số với sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp.
Hoàn thành 3/6 chỉ tiêu theo Kế hoạch CĐS năm 2023; 01 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành (hỗ trợ 50 DN nhỏ và vừa trải nghiệm các nền tảng số); 02 chỉ tiêu khó hoàn thành (“100% sản phẩm OCOP có mặt trên các sàn thương mại điện tử” và “Thiết lập không gian khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, có chính sách ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đặt văn phòng làm việc ở không gian này”)
Phát triển xã hội số
Hoàn thành 6/12 chỉ tiêu theo Kế hoạch CĐS năm 2023; 02 chỉ tiêu phụ thuộc vào thời gian tắt sóng di động 2G (“Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 80%” và “Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%”); 02 chỉ tiêu khó hoàn thành; 02 chỉ tiêu không tiếp tục đánh giá (“90% hộ gia đình có địa chỉ Vpostcode” và “Tham mưu HĐND Tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ hoạt động đối với Tổ CNSCĐ”).
Về nhân lực chuyển đổi số
Tại các địa phương, bên cạnh các Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập thí điểm theo Quyết định của UBND Tỉnh, đến nay, có 320 khóm, ấp đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng (chiếm tỷ lệ 45,8%).
Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn cũng đã xung kích thành lập Tổ Thanh niên chuyển đổi số cộng đồng ở cả 12/12 huyện, thành phố; 143/143 xã, phường, thị trấn với số lượng hơn 950 đoàn viên, hình thành nên một lực lượng mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và đời sống.
Đến nay, các lực lượng này đã tổ chức hơn 3.300 hoạt động hỗ chuyển đổi số, tiếp cận gần 232.000 lượt người dân, hộ gia đình để hỗ trợ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt và sử dụng VneID, ứng dụng e-Dongthap và khai thác nhiều tiện ích khác.
Cửu Long
Bộ Công an quy định trường hợp bắt buộc phải đổi biển số xe và đăng ký xe từ 2025, người dân lưu ý
Từ tháng 1/2025, thống nhất biển số xe máy màu trắng có 2 chữ cái, không phân biệt dung tích