Đồng Yên mất giá và lạm phát khiến hơn 400.000 người Việt Nam tại Nhật gặp khó khăn

13-11-2022 21:41|Phương Anh

FED tiếp tục gây áp lực lên đồng Yên bằng cách tiếp tục tăng lãi suất; hỗ trợ người lao động Việt tại Nhật là cần thiết.

Sau khi Nhật Bản tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối, mua vào đồng Yên lần đầu tiên kể từ năm 1998, trong nỗ lực “cứu” tỷ giá động nội tệ đang tuột dốc không phanh. Động thái này diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất siêu thấp thay vì gia nhập “cuộc đua” tăng lãi suất để chống lạm phát trên toàn cầu.

Tỷ giá Yên Nhật (JPY) đã theo đà tăng giá liên tục trong tuần qua. Mức chênh lệch tỷ giá của phiên cuối tuần so với đầu tuần lên đến 5,81 - 9,90 đồng. Nhưng trong năm nay đồng yên đã giảm 28% so với đồng USD.

Là một trong những quốc gia nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ nhiều nhất. Tuy nhiên gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy Chính phủ Nhật Bản đang bán trái phiếu Mỹ ngắn hạn, trong nỗ lực kéo giá đồng Yên đồng thời một số tổ chức đầu tư Nhật Bản cũng đang cố gắng giảm tỉ lệ nắm giữ trái phiếu nước ngoài.

Đây cũng là một trong những ví dụ về ảnh hưởng của lạm phát - mối lo của nhiều nền kinh tế trên thế giới, làm giới đầu tư phải thay đổi các kế hoạch hoạt động. Động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa qua đã có tác động đến đồng Yên, khiến các nhà đầu tư Nhật Bản phải nghĩ cách phòng ngừa trước những nguy cơ biến động tiền tệ.

Trong khi FED đã đưa ra những giải pháp chống lạm phát bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn từ gần 0 lên gần 4% thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn cam kết giữ cho lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm gần bằng 0. Điều này cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế hai nước với lạm phát dao động khoảng 8% ở Mỹ và chỉ 3% ở Nhật Bản.

Cần hỗ trợ kịp thời lao động Việt tại Nhật

Thời gian qua đồng Yên có xu hướng giảm giá mạnh so với USD và các tiền tệ khác khiến hơn 1,72 triệu lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Việt Nam là quốc gia có số thực tập sinh kỹ thuật đông nhất tại Nhật Bản. Theo thống kê của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Lưu trú Nhật Bản (ISA), vào cuối năm 2021, có 276.123 thực tập sinh nước ngoài đang làm việc tại nước này trong đó có 160.563 thực tập sinh Việt Nam chiếm 58%.

Tuy nhiên, không ít người lo ngại Nhật Bản có thể sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các thực tập sinh Việt Nam nếu sự rớt giá của đồng yen vẫn kéo dài.

Mức lương trung bình ở Nhật Bản tính theo đồng USD lao dốc 40% trong thập kỷ qua. Thực tế này khiến đời sống của đại đa số thực tập sinh (TTS) Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề đồng thời làm đảo lộn các kế hoạch chi tiêu, gửi tiền về quê nhà

Để giải quyết vấn đề đó, Hội đồng Tiền lương Tối thiểu Trung ương của Nhật Bản đã đề xuất tăng lương tối thiểu trong tài khóa 2022 ở mức cao kỷ lục.

Mức lương tối thiểu trong tài khóa 2022 (kết thúc vào cuối tháng 3/2023) được tăng thêm 31 yen lên 961 Yên/giờ (tương đương hơn 7,2 USD) - tăng 3,3% so với tài khóa 2021; được áp dụng cho tất cả người lao động, bao gồm cả nhân viên hợp đồng và những người làm việc bán thời gian từ đầu tháng 10/2022.

Tuy nhiên, tốc độ tăng lương ở Nhật Bản vẫn thấp hơn so với lạm phát. Vì vậy, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đang đặt mục tiêu tăng lương tối thiểu trên toàn quốc lên 1.000 Yên/giờ càng sớm, càng tốt.

Lao động Việt Nam tại Nhật Bản hiện phải chịu 2 loại thuế là thuế cư trú và thuế thu nhập. "Nhật Bản không áp dụng 2 loại thuế này với lao động của nhiều quốc gia khác. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã lên kế hoạch hợp tác với phía Việt Nam để nghiên cứu xây dựng một hệ thống tuyển dụng mới nhằm loại bỏ các tổ chức trung gian và giảm chi phí ban đầu cho các thực tập sinh.

Về phía Việt Nam, để giảm bớt tác động của đồng Yên mất giá và lạm phát tới các thực tập sinh đang làm việc ở đất nước Mặt Trời mọc.

Ông Nguyễn Bá Hoan - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: “Chúng tôi đã đề nghị phía Nhật Bản yêu cầu các tổ chức tiếp nhận có giải pháp hỗ trợ người lao động như hỗ trợ tiền nhà, tiền ăn và một số dịch vụ khác trong phạm vi các nghiệp đoàn có thể chấp nhận được. Thứ hai là nghiên cứu tăng lương tối thiểu cho thực tập sinh kỹ năng cũng như lao động đặc định.”

Giá vàng hôm nay 11/12: tăng vọt, thế giới tiệm cận mốc 2.700 USD/ounce

Giá cà phê hôm nay 11/12: Robusta nối dài chuỗi ngày tăng giá

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dong-yen-mat-gia-va-lam-phat-khien-hon-400000-nguoi-viet-nam-tai-nhat-gap-kho-khan-157960.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đồng Yên mất giá và lạm phát khiến hơn 400.000 người Việt Nam tại Nhật gặp khó khăn
    POWERED BY ONECMS & INTECH