Được thanh toán xuyên biên giới ASEAN, doanh nghiệp làm gì để đón bắt cơ hội?
ASEAN đang thúc đẩy sáng kiến thanh toán xuyên biên giới, đặt ra yêu cầu về cách thức tiếp cận và đổi mới của các doanh nghiệp.
Hệ thống thanh toán xuyên biên giới giúp ASEAN được đánh giá là “vô cùng sáng tạo và mới lạ” vì tính tới hiện tại, chưa có một hệ thống tương tự nào được thiết lập trên thế giới. Ở các khu vực như châu Âu, kết nối thanh toán bán lẻ qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ vẫn đang phổ biến hơn trong khi các giao dịch tại Trung Quốc được thanh toán bằng mã QR tiên tiến, nhưng chúng không được kết nối như mã QR của ASEAN.
Kết nối khu vực được coi là rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào các loại tiền tệ bên ngoài như cho các giao dịch xuyên biên giới, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp, theo CNBC.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà ký Biên bản hợp tác ghi nhớ (MoU) về hợp tác kết nối thanh toán khu vực với Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN5 |
Lợi ích của doanh nghiệp
Theo nhận định của các chuyên gia, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ - thành phần chiếm tới hơn 90% doanh nghiệp tại khu vực ASEAN - sẽ nổi lên như những bên hưởng lợi từ hệ thống này. Nổi bật là những lợi thế sau
Thứ nhất,cho phép các doanh nghiệp tận dụng cơ hội ở các thị trường khác nhanh hơn.
Thứ hai, giúp giảm chi phí liên quan đến thanh toán xuyên biên giới, làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh hơn.
Thứ ba, là tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, vì các doanh nghiệp nhỏ thường phải vật lộn nhiều nhất với hệ thống hiện tại.
Nguyên nhân là do thanh toán QR không tính phí đối với chủ thẻ và người bán trong khi sở hữu tỷ lệ chuyển đối tốt hơn so với tỷ lệ được thiết lập bởi các bộ xử lý thanh toán tư nhân như Visa hoặc American Express. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được các chi phí liên quan đến việc duy trì hệ thống điểm bán hàng thực tế hoặc trả phí giao dịch cho các công ty phát hành thẻ.
Đặc biệt, hệ thống thanh toán hoạt động thông qua ví kỹ thuật số và không yêu cầu tài khoản ngân hàng truyền thống nên những người không có tài khoản ngân hàng cũng có thể sử dụng.
Ngoài ra, các giao dịch không dùng tiền mặt gia tăng sẽ cho phép nhà hoạch định chính sách nắm bắt dữ liệu giao dịch hiệu quả hơn. Điều này giúp họ đưa ra các dự báo kinh tế và hoạch định chính sách tốt hơn.
Cách thức triển khai
Bằng cách kết nối các hệ thống thanh toán bằng mã QR, tiền có thể được gửi từ ví kỹ thuật số này sang ví kỹ thuật số khác. Những ví kỹ thuật số này hoạt động hiệu quả như tài khoản ngân hàng nhưng chúng cũng có thể được liên kết với tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức.
Chẳng hạn, khách du lịch Malaysia ở Singapore có thể thanh toán bằng tiền ringgit của Malaysia trong ví kỹ thuật số Malaysia của họ khi thực hiện giao dịch. Hoặc, một công nhân Malaysia ở Singapore có thể gửi tiền bằng đôla Singapore trong ví kỹ thuật số của Singapore đến ví của người nhận ở Malaysia. Phí và tỷ giá hối đoái sẽ được xác định theo thỏa thuận chung giữa các ngân hàng trung ương.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) đang xây dựng tài liệu về các tiêu chuẩn kết nối QR và các thực tiễn hiện nay nhằm cung cấp một khuôn khổ hướng dẫn kết nối QR giữa hai quốc gia trong khu vực. Tài liệu được xây dựng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm từ quá trình kết nối QR song phương trong khu vực ASEAN.
Áp lực khi dùng hệ thống thanh toán chung
Tuy việc tăng cường kết nối thanh toán trong khu vực giúp tối giản rào cản thanh toán và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Nhưng hê thống thanh toán chung cho toàn khu vực có thể vô tình gây áp lực lên một số loại tiền tệ nhất định. Theo trưởng nhóm phân tích công nghệ châu Á Nicholas Lee của Hãng tư vấn Global Counsel, với sức mạnh và sự ổn định của đồng đô la Singapore, cả doanh nghiệp quốc tế và khu vực có thể chọn nắm giữ nhiều vốn lưu động hơn bằng đồng tiền này để tận dụng ưu thế chuyển đổi tiền tệ.
Trong trường hợp đó, các loại tiền tệ khác trong khu vực có thể bị mất giá, dẫn đến lạm phát nhập khẩu cao hơn nếu không có sự can thiệp của các ngân hàng trung ương.
Nếu điều này xảy ra, nó có thể làm suy yếu sức mua của các loại tiền tệ khác trong khu vực và dẫn đến lạm phát nhập khẩu cao hơn nếu các ngân hàng trung ương không can thiệp. Các nhà chức trách khi đó có thể sẽ phải áp đặt các hạn chế về vốn để bảo vệ các đồng tiền nội địa của mình, từ đó làm suy yếu mục đích thiết lập mạng thanh toán khu vực.
Ở một diễn biến khác, các ngân hàng trung ương cũng sẽ cần thiết lập ra các quy định để giải quyết các vấn đề về an ninh và gian lận, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn công chúng nắm bắt hệ thống thanh toán mới. Hành động này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và đòi hỏi ý chí chính trị mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo khu vực.
Ký thoả thuận xuyên biên giới, tiền Việt Nam thanh toán tại 5 nước Đông Nam Á
Sắp triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc
Sẽ có dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam - Trung Quốc