Quốc hội chính thức bổ sung hai hình thức mới – PPP và đầu tư kinh doanh – tạo điều kiện cho khối tư nhân góp sức vào tuyến đường sắt chiến lược quốc gia.
Trong khuôn khổ Hội nghị WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 3 tập đoàn hạ tầng hàng đầu Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác giao thông, đặc biệt là dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công cuối năm nay.
Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đề xuất cơ chế tổ hợp đặc thù, tạo điều kiện cho Vinaconex, Fecon, UDIC... cùng liên kết, nâng cao năng lực thi công dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Nghị quyết 68 khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển các dự án trọng điểm, nổi bật là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với vốn đầu tư hàng chục tỷ USD.
Nếu Nhà nước bỏ toàn bộ vốn làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam, thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài tới 140 năm – Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh nêu rõ tại phiên thảo luận ngày 18/6.
Tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng ngày 19/6/2025, Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) bày tỏ mong muốn tham gia các dự án đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị tại Việt Nam.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ góp thêm hơn 78,5 triệu cổ phiếu Vingroup, tương đương hơn 7.800 tỷ đồng vào công ty được thành lập để đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam VinSpeed.
Chiều 18/6, ĐBQH Trịnh Xuân An cảnh báo việc một doanh nghiệp "ất ơ" tuyên bố đầu tư 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhưng năng lực tài chính mơ hồ. Chủ tịch Mekolor ngay sau đó đã lên tiếng phản hồi.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã và đang bày tỏ mong muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Sự xuất hiện của các “ông lớn” không chỉ mở ra dòng vốn và kỹ thuật, mà còn là phép thử bản lĩnh và cơ hội cất cánh của doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị hạ tầng chiến lược.
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bằng vốn Nhà nước có thể mất tới 140 năm để thu hồi vốn, đồng thời nhấn mạnh cần cơ chế hài hòa lợi ích để thu hút tư nhân tham gia.
Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), trong đó có đại biểu đề cập đến việc một số doanh nghiệp tư nhân muốn thực hiện dự án đường sắt. Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết đã có 5 nhà đầu tư đăng ký, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải làm chủ được công nghệ.
Mekolor vẫn đang hoạt động bình thường. Công ty lãi 1 triệu đồng năm 2019, năm 2020 và 2021 lần lượt lỗ 2,7 triệu đồng và 8 triệu đồng. Trụ sở nằm trong con hẻm nhỏ và có 2 nhân sự đang làm việc.
Tập đoàn Pháp muốn mở rộng hiện diện tại Việt Nam thông qua loạt dự án hạ tầng trọng điểm, từ các tuyến metro ở Hà Nội, TP. HCM đến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trước khi các tập đoàn lớn trong nước như Vingroup, Thaco, Hòa Phát bày tỏ ý định đầu tư, một tổ chức quốc tế từ Nhật Bản đã đồng hành cùng Việt Nam suốt hơn 1 thập kỷ, góp phần đặt nền móng cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Ông Võ Xuân Trường - Chủ tịch Mekolor vừa lên tiếng phản hồi sau khi bị nghi ngờ về năng lực tài chính do trụ sở công ty nằm trong hẻm và vốn điều lệ chỉ 1 tỷ đồng, dù tuyên bố đầu tư 100 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Bộ Xây dựng vừa yêu cầu 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nhằm đảm bảo khởi công đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Liên minh Mekolor (Việt Nam) và Great USA (Mỹ) gây xôn xao khi tuyên bố tự bỏ 100 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, không cần bảo lãnh Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế về vốn điều lệ và trụ sở doanh nghiệp khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn.
Một liên minh doanh nghiệp vừa gửi công văn đến Thủ tướng đề xuất đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tuyên bố nắm trong tay 100 tỷ USD. Tuy nhiên, trụ sở công ty này lại nằm sâu trong hẻm nhỏ ở Cần Thơ, người dân xung quanh hoàn toàn xa lạ.
Liên minh Mekolor (Việt Nam) và Great USA (Mỹ) tuyên bố có sẵn 100 tỷ USD để đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mà không cần bất kỳ đặc quyền hay bảo lãnh nào từ Chính phủ. Đại diện liên minh khẳng định không hề 'chém gió' dù không chứng minh được cụ thể năng lực tài chính.
Tại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, hình thức đầu tư nào cũng phải đảm bảo đúng mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đề ra, bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc.
Chủ tịch THACO Trần Bá Dương công bố kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc đến năm 2027, với mục tiêu xoay dòng tiền cho siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, tham vọng này đặt ra nhiều nghi vấn về tính khả thi trong bối cảnh áp lực vốn đang chồng chất.
VinSpeed và THACO đồng loạt kiến nghị thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tổng vốn hơn 61 tỷ USD. Bộ Xây dựng cho biết đã họp với chuyên gia để thẩm định nhưng còn nhiều vướng mắc, đề xuất chờ nghiên cứu tiền khả thi để xem xét kỹ lưỡng hơn.
Tập đoàn Jardine Matheson khẳng định sẵn sàng đóng vai trò nhà đầu tư tài chính chủ lực cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam nếu THACO được chọn. Đây là bước đi tiếp theo sau hơn một thập kỷ đồng hành và rót vốn vào THACO.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải đang phục vụ hơn 200 triệu hành khách mỗi năm. Sau hơn một thập kỷ vận hành, tuyến này đã chứng minh tính khả thi về mặt kỹ thuật và vận hành.
Công nghệ, mạng lưới nhân lực là chìa khóa vàng để tạo thành công bước đầu, bởi dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là tổng hòa của nhiều ngành: xây dựng, công nghiệp luyện kim, cơ khí chính xác, công nghiệp số, tín hiệu và điều khiển…
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đánh giá Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân là quá tuyệt vời. Theo ông Long, các nghị định, thông tư của Chính phủ liên quan tới Nghị quyết này cũng cần rõ ràng và cụ thể hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước phải phân biệt rõ ràng về điều kiện, tiêu chuẩn của nhà đầu tư với điều kiện, tiêu chuẩn của nhà thầu. Nhà đầu tư có tiền thì có thể đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào mà người ta có hiệu quả, lợi nhuận, nên không cần phải có kinh nghiệm.
Ông Trần Bá Dương vừa gửi tâm thư hé lộ kế hoạch huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trị giá hơn 61 tỷ USD. Dù chia sẻ bớt gánh nặng tài chính, THACO vẫn đối mặt bài toán khó, giữ quyền kiểm soát giữa áp lực thiếu vốn.
Thị trường chứng khoán vừa dậy sóng với động thái chuyển nhượng hơn 48 triệu cổ phiếu VIC, trị giá ước tính 4.731 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng để góp vốn vào VinSpeed, hé lộ “nước cờ” mới trong chiến lược mở rộng hệ sinh thái Vingroup, với tâm điểm là siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam trị giá 1,5 triệu tỷ đồng.
Tập đoàn Thaco và cá nhân Chủ tịch Trần Bá Dương sẵn sàng giảm sở hữu, thậm chí dùng lợi nhuận tích lũy để huy động hơn 159.000 tỷ đồng vốn tự có cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
VinSpeed và THACO – hai ông lớn trong giới doanh nghiệp tư nhân, đang cùng tăng tốc trên một đường đua hoàn toàn mới: Trở thành chủ đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trị giá hàng chục tỷ USD.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương.
Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, vụ án Trương Mỹ Lan ước tính gây thiệt hại cả triệu tỷ đồng – một con số khổng lồ. Số tiền này nếu khắc phục được chúng ta có thể xây dựng được 50% tuyến đường sắt cao tốc (ĐSCT) Bắc - Nam.