FLC vẫn tiếp tục bị cưỡng chế thuế

24-02-2024 15:54|Yên Hoàng

FLC vừa thông báo đã nhận được quyết định về việc bị cưỡng chế thuế.

Ngày 23/2, CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC) đã công bố các quyết định của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

Theo đó, do FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội quyết định thực hiện cưỡng chế tổng số tiền hơn 91 tỷ đồng, bao gồm 15,2 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân, 61,7 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 3,2 triệu đồng tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính, 14,2 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế.

Cưỡng chế tài khoản của FLC Sầm Sơn
Tập đoàn FLC bị cưỡng chế thuế

Trước đó vào đầu tháng 1/2024, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng có quyết định cưỡng chế gần 90 tỷ đồng gồm thuế chậm nộp thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền phạt vi phạm hành chính bằng biện pháp trích tiền từ các tài khoản của FLC tại ngân hàng.

Đối với khoản nợ thuế quá hạn hơn 678 tỷ đồng tại Cục Thuế TP. Hà Nội, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, Chi cục Thuế TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Chi cục Thuế Khu vực Sầm Sơn - Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) và tiền thuê đất tại Ban quản lý Khu kinh tế Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tập đoàn FLC bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.

Trước đó, ngày 20/2, Tập đoàn FLC đã tổ chức thành công ĐHCĐ bất thường năm 2024 với sự tham dự của 103 cổ đông (đại diện hơn 33,721% số cổ phần có quyền biểu quyết). Tại thời điểm 710 triệu cổ phiếu FLC bị hủy niêm yết, FLC ghi nhận khoảng 65.000 cổ đông.

Tại Đại hội, FLC đã thông qua việc bầu bổ sung hai thành viên HĐQT, chuyển trụ sở chính khỏi tòa nhà Bamboo Airways, tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc và định hình lại các lĩnh vực cốt lõi của doanh nghiệp trong năm 2024.

Về tình hình tài chính, kể từ quý IV/2022 tới nay, phía FLC vẫn chưa công bố bất cứ báo cáo quý nào; kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2022 và 2023 hiện vẫn là ẩn số.

Chia sẻ tại Đại hội, phía FLC thông tin đã thực hiện nộp ngân sách Nhà nước khoảng 800 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ nợ vay khoảng 4.400 tỷ đồng. Được biết, tổng giá trị tài sản hiện hữu của FLC ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng. So với mức đỉnh điểm gần 38.000 tỷ đồng hồi cuối năm 2020, con số hiện tại đã giảm khoảng 17.000 tỷ. So với thời điểm trước khi câu chuyện bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết xảy ra hồi đầu năm 2022, tài sản của FLC đã giảm 12.800 tỷ đồng.

> > Tập đoàn FLC giảm gần 13.000 tỷ đồng tài sản sau 2 năm biến cố

FLC dự mang về hàng nghìn tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản, du lịch trong năm 2024

Đại gia Thanh Hóa vừa bị bắt: Từng cưới vợ hoa hậu kém 19 tuổi, 'sếp lớn' hệ sinh thái FLC

Thêm một cổ phiếu 'họ' FLC chính thức hủy niêm yết

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/flc-van-tiep-tuc-bi-cuong-che-thue-224070.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
FLC vẫn tiếp tục bị cưỡng chế thuế
POWERED BY ONECMS & INTECH