FRT: Bluechip ngành bán lẻ, 4 năm tăng 26 lần, cá mập tiếp tục vào hàng dù giá ở đỉnh thời đại

01-03-2024 20:06|Hải Băng

Cổ phiếu FRT của FPT Retail trong 4 năm đã tăng 26 lần, đứng đầu toàn ngành và bỏ xa Thế giới Di động (MWG) tăng 2,6 lần. Mặc dù, 2 doanh nghiệp này có mô hình kinh doanh giống nhau.

Quỹ Dragon Capital vừa tiếp tục thực hiện mua vào 127.500 cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT Retail) - đây là công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn FPT (HoSE: FPT) thông qua 3 quỹ thành viên là Hanoi Investments Holdings Limited, Vietnam Enterprise Investment Limited và DC Developing Markets Strategies Public Limited Company.

Sau giao dịch, Dragon Capital sở hữu 15,1702% cổ phần FRT bằng cách sở hữu trực tiếp và thông qua các quỹ thành viên.

Giao dịch được thực hiện vào ngày 27/2, dựa vào giá kết phiên, ước tính số tiền quỹ này cần chi ra để mua cổ phiếu là hơn 17 tỷ đồng.

Dragon Capital tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại FPT
Nhịp tăng ấn tượng của cổ phiếu FRT

Từ đầu năm 2024, cổ phiếu FRT đã tăng hơn 35,6% lên 141.000 đồng/cp, là 1 trong các cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường. Từ đó, đưa vốn hóa doanh nghiệp lên 19.210 tỷ đồng gấp 2 lần Digiworld (DGW), tuy nhiên vẫn nhỏ hơn khá nhiều so với mức vốn hóa 68.148 tỷ đồng của Thế giới Di động (MWG).

Tính từ mức thị giá thấp nhất lịch sử là 5.720 đồng/cp thiết lập ngày 30/3/2020, tới nay là gần 4 năm, thị giá FRT đã tăng 26,5 lần lên mức đỉnh thời đại 151.600 đồng/cp vào phiên giao dịch đầu tháng 3.

Trước khi tăng trưởng, cổ phiếu FRT từng giảm gần 90% thị giá so với thời điểm bắt đầu niêm yết năm 2018 ở vùng 45.000 đồng/cp.

Nếu so với các cổ phiếu trong ngành khác thì FRT đang thể hiện sự bứt phá vượt trội. Cụ thể, cùng khoảng thời gian trên, cổ phiếu MWG tăng 2,6 lần hay DGW tăng 13,1 lần.

Đâu là động lực giúp FRT tăng trưởng vượt trội?

Trước năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của FPT Retail chủ yếu đến từ mảng phân phối và bán các phẩm công nghệ thông tin truyền thông (ICT). Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây thị trường đã bão hòa, doanh nghiệp không còn động lực tăng trưởng, thậm chí kết quả kinh doanh bị suy giảm.

Dragon Capital tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại FPT
Ảnh minh họa

Năm 2017, FPT mua lại 8 nhà thuốc của chuỗi Long Châu tại TP. Hồ Chí Minh, hệ thống bắt đầu được mở rộng từ năm 2019 và đến tháng 12/2023, FPT Long Châu cán mốc 1.600 nhà thuốc, trở thành chuỗi bán lẻ dược phẩm có số lượng nhà thuốc lớn nhất Việt Nam.

Năm 2023, FPT Retail ghi nhận doanh thu lũy kế đạt 31.850 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2022. Trong đó, FPT Long Châu đóng góp 50% doanh thu hợp nhất với 15.888 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với cùng kỳ; trong khi doanh thu FPT Shop giảm 22% so với cùng kỳ.

Như vậy, việc tìm ra hướng đi mới đã khiến doanh thu của FRT tiếp tục tăng trưởng. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, Long Châu có thể ghi nhận mức tăng dự kiến 44% so với năm 2023 (nhờ thâm nhập sâu hơn vào các tỉnh cấp 2 và cấp 3) với 400-500 cửa hàng mới.

>> Hy hữu, một họ cổ phiếu 4 mã cùng lập đỉnh lịch sử trong tháng 2

4 doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ cao: 20-144%

Hoa Sen (HSG) muốn đầu tư thêm lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, công nghệ bán dẫn tối đa 5.000 tỷ đồng

BSC Research: Giá trị mở bán mới năm 2024 của Vinhomes đạt gần 100.000 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/frt-bluechip-nganh-ban-le-4-nam-tang-26-lan-ca-map-tiep-tuc-vao-hang-du-gia-o-dinh-thoi-dai-224875.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
FRT: Bluechip ngành bán lẻ, 4 năm tăng 26 lần, cá mập tiếp tục vào hàng dù giá ở đỉnh thời đại
POWERED BY ONECMS & INTECH