Giá cà phê hôm nay 10/2/2022 tăng mạnh trên thị trường thế giới trong đó giá Arabica tăng cao nhất 2 tháng.
Giá cà phê trong nước
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), giá cà phê được thu mua với mức 40.400 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng), giá cà phê ở mức 40.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk), giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.900 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.800 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.900 đồng/kg, 40.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.300 - 41.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 3/2022 tiếp tục tăng 10,5 Cent (4,04%), giao dịch tại 259 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 9,7 Cent (3,89%), giao dịch tại 259,1 Cent/lb.
Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng mạnh 23 USD (1,02%), giao dịch tại 2.269 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 27 USD (1,21%), giao dịch tại 2.261 USD/tấn.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, nhập khẩu cà phê của 5 thị trường hàng đầu thế giới tăng. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của các thị trường Mỹ, Đức, Pháp giảm từ Việt Nam; Italia tăng nhẹ; Canada tăng 44,9%.
Nhìn chung, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Mỹ, Đức, Pháp, Canada vẫn ở mức thấp. Song, trong năm 2022, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu sang các thị trường trên.
Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất.
Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan.