Giá cà phê hôm nay 14/6: Robusta trái chiều, Arabica tiếp đà tăng
Giá cà phê hôm nay 14/6 trong khoảng 121.500 - 122.700 đồng/kg. Giá cà phê Robusta diễn biến trái chiều, trong khi Arabica tiếp đà tăng. Thị trường hồi phục nhờ dự báo không mưa ở Brazil.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 121.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 122.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 122.400 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 122.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 122.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 122.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 122.300 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 122.300 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2024 giảm 19 USD/tấn, ở mức 4.221 USD/tấn, giao tháng 9/2024 tăng 7 USD/tấn, ở mức 4.093 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 tăng 1,7 cent/lb, ở mức 226,05 cent/lb, giao tháng 9/2024 tăng 1,4 cent/lb, ở mức 226,25 cent/lb.
Giá cà phê Robusta diễn biến trái chiều, trong khi Arabica tiếp đà tăng. Thị trường hồi phục nhờ dự báo không mưa ở Brazil.
Thời gian qua, giá cà phê trong nước liên tục tăng cao, nhiều nông dân đã đầu tư trồng mới hoặc phá bỏ cây khác để trồng cà phê. Điển hình như ở tỉnh Gia Lai, hiện có khoảng 100.600 ha cà phê, trong đó, 90.000 ha đang trong giai đoạn kinh doanh, năng suất bình quân đạt trên 3,1 tấn nhân/ha, sản lượng hơn 281 ngàn tấn/năm.
Việc nhiều hộ dân đua nhau trồng mới, tái canh cà phê khiến giá cây giống ở địa phương này tăng cao và khan hiếm nguồn cung.
Theo các chuyên gia, những diễn biến giá cả thời gian qua thể hiện những bước đi, thăm dò và giám sát thị trường của các nhà đầu tư, trong đó có cả giới đầu cơ.
Đến nay, nguồn hàng cà phê nhân trữ trong dân đã cạn. Việc này liên quan hoạt động sản xuất thời gian qua, khi thị trường lên giá, ai cũng tranh thủ bán ra. Thị trường nông sản đã không có được sự điều tiết quản lý, dự báo chặt chẽ, người nông dân tự quyết đầu ra sản phẩm. Cho nên, trước Tết Giáp Thìn, cà phê trữ sẵn của người dân đã bán xong.
Gần 3 tháng qua, giá tiếp tục tăng, nông dân không còn cà phê nữa. Tác động ngược lại là các doanh nghiệp kinh doanh lúng túng với nguy cơ thiếu hụt hàng cho các hợp đồng xuất khẩu. Họ buộc phải mua vét cà phê bị giảm chất lượng, hoặc phải mua lại cà phê từ các thương lái, và hoạt động xuất khẩu khó khăn. Như vậy, thị trường tăng giá đồng nghĩa thương lái thao túng thị phần.
Người nông dân mong thúc đẩy sản xuất để thu hoạch lại cà phê trước khi thị trường dao động giảm. Mùa vụ cà phê đang chuẩn bị thu hoạch hiện nay hứa hẹn niềm tin đó, buộc họ phải chấp nhận đầu tư đầu vào tăng, vì vật tư nông nghiệp tăng. Đồng thời, nếu ngay mùa vụ, nhà buôn đưa ra các tiêu chuẩn hàng hóa cao hơn, sẵn sàng giảm giá mua nếu không đạt, người canh tác sẽ khó khăn. Như thế, với giá tăng, thị trường sẽ điều chỉnh mặt bằng giá với các tiêu chí cao hơn, khắt khe hơn.
>> Giá cà phê hôm nay 13/6: đồng loạt tăng trở lại, nguồn cung vẫn eo hẹp
Giá cà phê hôm nay 13/6: đồng loạt tăng trở lại, nguồn cung vẫn eo hẹp
Giá cà phê hôm nay 12/6: tiếp tục giảm trước cuộc họp quan trọng của Fed