Theo Reuters, giá dầu quay đầu giảm sau khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng nhiều hơn dự kiến, mặc dù lo ngại về nguồn cung đã hạn chế.
Giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 1,38% xuống 90,47 USD / thùng vào lúc 14h30 ngày 26/10 sau khi tăng mạnh vào phiên trước. Cùng thời điểm, giá dầu thô WTI giao tháng 12 giảm 1,1% xuống còn 84,46 USD/thùng.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết trong một lưu ý: "Triển vọng về sự suy giảm kinh tế toàn cầu và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã gây ra "bóng ma" giảm nguồn cung trong những tuần gần đây".
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 4,5 triệu thùng trong tuần, kết thúc vào ngày 21/10, theo các nguồn thị trường trích dẫn số liệu từ Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ.
Con số này cao hơn kỳ vọng của 5 nhà phân tích được Reuters thăm dò ý kiến, những người đó dự kiến tăng trung bình khoảng 200.000 thùng.
Trong khi dự trữ dầu thô tăng làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu sẽ cắt giảm nhu cầu, những hạn chế về nguồn cung liên tục khiến giá giao dịch trong một phạm vi hẹp.
Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management, nói với Reuters: “Việc cắt giảm sản lượng của OPEC có hiệu lực vào tháng 11 và các lệnh trừng phạt mới của EU đối với dầu Nga sẽ được thực thi từ tháng 12”.
Đối với sự chênh lệch giữa WTI và Brent trong những phiên gần đây, Innes nói thêm rằng những người mua WTI đang theo dõi thêm bất kỳ sự can thiệp nào của Tổng thống Joe Biden trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Hoa Kỳ vào ngày 8/11.
Vào tuần trước, Biden đã công bố kế hoạch bán bớt phần còn lại của đợt giải phóng kỷ lục từ kho dự trữ dầu khẩn cấp của quốc gia vào cuối năm khi ông đang cố gắng làm giảm giá xăng tăng cao.
Trong khi phản đối quyết định gần đây của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu gọi là OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng dầu, Nhà Trắng hôm thứ Ba (ngày 25/10) hoan nghênh các động thái của Ả Rập Xê-út nhằm giúp Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Đối mặt với khả năng lạm phát tăng cao, ông Biden đã cảnh báo Ả Rập sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu liên kết với Nga và đồng ý giảm nguồn cung dầu thô.