Với đợt giảm mới nhất, các mặt hàng thép trong nước đã ghi nhận lần giảm giá thứ 11 liên tiếp kể từ ngày 11/5/202 qua đó nâng tổng mức giảm dao động từ 3,5 - 3,9 triệu đồng/tấn tùy từng thương hiệu và loại thép.
Mới đây, nhiều doanh nghiệp thép như Việt Đức, Hòa Phát, Kyoei, Việt Ý, Pomina,... đã đồng loạt thông báo giảm giá trên toàn quốc đối với sản phẩm thép cuộn xây dựng và thép cây 150.000 - 310.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).
Tại miền Bắc, thương hiệu thép Việt Đức điều chỉnh giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện ở mức 15,25 triệu đồng/tấn và 16,01 triệu/tấn.
Tương tự, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với thép CB240, xuống 15,38 triệu đồng/tấn; thép D10 CB300 giảm 150.000 đồng, xuống 16,24 triệu đồng/tấn. Tại miền Nam, Hòa Phát điều chỉnh giảm hai loại thép trên ở mức 150.000 - 310.000 đồng/tấn xuống còn 15,48 triệu/tấn và 16,14 triệu đồng/tấn.
Bên cạnh đó, thép Việt Nhật tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn với thép CB240 và 200.000 đồng/tấn thép D10 CB300, lần lượt còn 15,6 triệu/tấn và 16,06 triệu đồng/tấn.
Với đợt giảm mới nhất, các mặt hàng thép trong nước đã ghi nhận lần giảm giá thứ 11 liên tiếp kể từ ngày 11/5/202 qua đó nâng tổng mức giảm dao động từ 3,5 - 3,9 triệu đồng/tấn tùy từng thương hiệu và loại thép. Với đợt giảm kéo dài này, mặt bằng giá thép cuộn CB240 hiện dao động 15,2 - 16,5 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn D10 CB300 khoảng 15,7-16,9 triệu đồng/tấn.
Việc giá thép giảm được giới phân tích nhận định sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và biên lợi nhuận của các nghiệp nhóm này, đặc biệt là các công ty có lượng tồn kho lớn.
Ghi nhận đến 31/3/2022, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG - HOSE) vẫn còn hơn 40.220 tỷ đồng hàng tồn kho (dù đã giảm so với đỉnh 46.000 tỷ đồng hồi quý III/2021 song vẫn rất cao so với mức gần 26.300 tỷ đồng hồi đầu năm 2021) và gần 190 tỷ đồng trích lập dự phòng giảm giá cho hạng mục này.
Với Thép Nam Kim (Mã NKG - HOSE), lượng hàng tồn kho đến cuối quý I/2022 ghi nhận ở mức 8.500 tỷ đồng và khoản trích lập dự phòng giảm giá hơn 100 tỷ.
Tại Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG - HOSE), lượng hàng tồn kho cùng thời điểm ghi nhận ở mức gần 11.630 tỷ đồng và khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 160 tỷ.
Với Thép Tiến Lên (Mã TLH - HOSE), tại báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, doanh nghiệp đang ghi nhận giá trị hàng tồn kho ở mức 2.952 tỷ đồng - tăng nhẹ so với đầu năm; giá trị trích lập dự phòng giảm giá đạt gần 50 tỷ. Nếu tính đến thời điểm quý I/2022, lượng hàng tồn kho của TLH là 2.571 tỷ đồng; dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi nhận mức 73 tỷ.
Công trình triển lãm Top 10 thế giới của Vingroup đã tiêu thụ 10.000 tấn thép Hòa Phát
Cú ‘bắt tay’ lịch sử: Vingroup và Hòa Phát cùng nhau làm trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á