Theo dự báo, xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành sắp tới (13/3/2022) sẽ tăng nhẹ theo giá xăng dầu thế giới.
Kỳ điều hành giá xăng dầu sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 11/3 nhưng rơi vào cuối tuần nên có thể kỳ điều hành giá mới sẽ dời sang đầu tuần sau là ngày 13/3.
Dữ liệu cập nhật từ Bộ Công Thương đến ngày 6/3 cho thấy giá xăng trên thị trường Singapore tăng tương đối mạnh so với kỳ điều hành ngày 1/3. Theo đó, bình quân mỗi thùng xăng RON 92 có giá là 96,2 USD, xăng RON 95 là 100 USD/thùng. Tương tự, giá dầu hỏa và dầu diesel cũng cùng xu hướng đi lên.
Trong khi đó, ở kỳ điều hành ngày 1/3, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trước điều chỉnh là 94,182 USD/thùng xăng RON92 và 97,928 USD/thùng xăng RON95.
Tuy nhiên, lúc 6h ngày 10/3, giá dầu Brent trên thị trường thế giới được giao dịch ở mức 81,59 USD/thùng, giảm 1,07 USD, tương ứng giảm 1,29%; dầu WTI giao dịch mức 75,45 USD/thùng, giảm 0,27 USD, tương đương giảm 1,29%.
Tại kỳ điều chỉnh gần nhất ngày 1/3, giá xăng E5 RON 92 giảm 120 đồng, xuống 22.420 đồng/lít; RON 95 giảm 120 đồng, xuống 23.320 đồng/lít. Tính từ đầu năm, mặt hàng này đã trải qua 7 lần điều chỉnh giá, trong đó có 4 lần tăng, 2 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.
Theo Reuters, Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng lãi suất cao hơn để giảm lạm phát. Nhưng mức lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí vay của người tiêu dùng và có thể làm chậm nền kinh tế.
Nhận xét về sự lao dốc của giá dầu, John Kilduff, một đối tác tại công ty tư vấn đầu tư Again Capital LLC ở New York, cho biết Fed đang tiếp tục tăng lãi suất vì lạm phát và điều đó đang dẫn đến lo ngại về nhu cầu dầu thấp hơn trong tương lai do suy thoái kinh tế có thể xảy ra.
Những động thái "diều hâu" của Fed gần đây đã buộc các nhà đầu tư phải tìm hiểu xem liệu chế độ lãi suất "cao hơn trong thời gian dài hơn" có thể ảnh hưởng đến chứng khoán Mỹ như thế nào khi một số nhà quan sát thị trường cho rằng sự kết hợp giữa lợi suất trái phiếu cao hơn và lạm phát ổn định báo hiệu không tốt cho lợi nhuận cổ phiếu.
Kilduff lưu ý rằng cuộc đấu giá trái phiếu Mỹ vào chiều 9-3 đã khiến thị trường hoảng sợ và là chất xúc tác cho tâm lý tránh rủi ro đối với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và dầu mỏ.
Giá dầu thô kỳ hạn và chứng khoán Phố Wall đều giao dịch ở mức tăng sáng 9-3 sau dữ liệu cho thấy tuần trước, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã tăng nhiều nhất trong vòng 5 tháng. Dữ liệu thất nghiệp này có thể buộc Fed phải giảm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.
Tuy nhiên, chứng khoán Phố Wall sau đó đã lao dốc khi các nhà đầu tư lo ngại rằng báo cáo việc làm, dự kiến được công bố vào hôm nay có thể thúc đẩy Fed tăng lãi suất mạnh.