Doanh nghiệp

Giày Thượng Đình - thương hiệu vang bóng một thời trên đất vàng Hà Nội đã hồi sinh?

Thảo Đan 20/08/2023 12:29

Giày Thượng Đình được là một trong những thương hiệu lâu đời nhất và là hãng giày tuổi thơ của bao thế hệ người Việt.

Nhắc đến những doanh nghiệp “vang bóng một thời”, có nhiều những thương hiệu đi cùng năm tháng, những cái tên quen thuộc trong khí ức tuổi thơ của bao thế hệ như Giày Thượng Đình, mì 3 tôm, Cao Sao Vàng, Vang Thăng Long,… Những thương hiệu này hầu hết vẫn tồn tại và phải đối mặt với nhiều cạnh tranh trên thị trường, song không ít thương hiệu dần đi vào quên lãng.

Giày Thượng Đình là thương hiệu “quen mặt” với người tiêu dùng Việt thế hệ trước. Vào những năm 90, thương hiệu này trở nên phổ biến với các sản phẩm bảo hộ, giày dép thể thao. Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh ngày một nhiều lên từ các thương hiệu trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu, thị phần giày Thượng Đình ngày một bị thu hẹp.

Gần đây, thương hiệu này bất ngờ "hot" trở lại sau bức ảnh của rapper HIEUTHUHAI được đăng tải trên Instagram cá nhân. Trong ảnh, HIEUTHUHAI được cho rằng là đang diện mẫu giày kẻ sọc đỏ của thương hiệu Giày Thượng Đình khiến mẫu giày này cháy hàng diện rộng. Ngay cả website chính hãng cũng đã hết hàng. Tuy nhiên, đây lại là một sự nhầm lẫn bởi thực tế, mẫu giày nam rapper này sử dụng thuộc về một thương hiệu khác.

Mặc dù vậy, nhờ việc "lăng xê" nhầm này, Giày Thượng Đình đã được quan tâm trở lại và kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ sau nhiều năm duy trì tình hình kinh doanh không mấy khả quan.

Giày Thượng Đình - thương hiệu vang bóng một thời trên đất vàng Hà Nội đã hồi sinh?
Mẫu giày rapper HIEUTHUHAI diện được cho là của thương hiệu Giày Thượng Đình.

Hãng giày Việt hơn 60 năm tuổi bị quên lãng

Tiền thân Giày Thượng Đình là xí nghiệp X30 thành lập tháng 1/1957, chịu sự quản lý của Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần (Quân đội nhân dân Việt Nam), chuyên sản xuất mũ cứng và dép cao su phục vụ quân đội.

Xét về hành trình lịch sử, hiếm có thương hiệu nào có thể bám sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt như sản phẩm của Công ty này, hình ảnh đôi giày bata trắng đơn giản với họa tiết ba sọc xanh lam cùng phần đế cao su dẻo rất được ưa chuộng bởi tính bền, hữu dụng và phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau.

Thành công ở thị trường trong nước, Giày Thượng Đình bắt đầu có những lô hàng xuất khẩu sang nước ngoài, đầu tiên là thị trường Pháp và Đức vào năm 1992. Khi Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA) vào năm 2003, sản phẩm Giày Thượng Đình vẫn có chỗ đứng vững vàng trên thị trường nội địa.

5 năm liên tiếp Giày Thượng Đình báo lỗ, khu

Ngày 8/6/2015, Công ty TNHH MTV Giày Thượng Đình IPO hơn 1,9 triệu cổ phần với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần, nhưng tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua lên tới hơn 22 triệu đơn vị. Các nhà đầu tư đã không ngần ngại đặt giá cao để mua được cổ phần của doanh nghiệp này. Kết quả, giá trúng cao nhất là 51.000 đồng/cổ phần, giá trúng thấp nhất là 44.000 đồng/ cổ phần, mức giá trúng bình quân là 48.177 đồng/cổ phần.

Năm 2016, Công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần và đưa 9,3 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 16/12/2016 với mã chứng khoán GTD, vốn hóa trên thị trường hơn 400 tỷ đồng.

Giày Thượng Đình: Trước khi đột nhiên cháy hàng nhờ Tiktok, công ty chủ quản đã lỗ 5 năm liên tiếp, đất vàng 3,6ha trên đường Nguyễn Trãi chưa mang lại giá

Tuy nhiên, thời hoàng kim của Giày Thượng Đình chỉ kéo dài đến những năm đầu thế kỷ 21. Hiệp định mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA), quá trình gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là những bước ngoặt với hoạt động của thương hiệu truyền thống này. Nguy cơ bị lãng quên Bước sang giai đoạn mà nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ cần bền mà còn cần đẹp, thời trang thì giày Thượng Đình chưa đáp ứng được.

Với 60 năm tuổi đời, thương hiệu Giày Thượng Đình dường như đã sớm hụt hơi. Giờ đây, khi nhắc tới giày Thượng Đình, thứ đầu tiên và có thể là duy nhất mà người tiêu dùng nghĩ đến chỉ là đôi giày với phong cách phù hợp với thể thao hoặc lao động.

Trong khi đó, thị trường Việt Nam liên tục đón nhận những cuộc đổ bộ mạnh mẽ của các thương hiệu giày nổi tiếng nước ngoài như Adidas, Nike,… với nhiều mẫu mã thời thượng. Thậm chí, "người em" cùng ngành là Biti's cũng buộc phải thay đổi với các dòng sản phẩm mới như Biti's Hunter cùng nhiều hoạt động quảng bá rầm rộ để "sống" lại trong lòng khách hàng, thành công bứt phá trên trường đua giày dép cạnh tranh khốc liệt.

1.jpg

Hồi sinh sau 5 năm lỗ liên tục

Nhìn lại số liệu tài chính công bố trong 5 năm gần nhất, CTCP Giày Thượng Đình (UPCOM: GTD) đã có một chuỗi giảm dần về doanh thu, khi từ mức doanh thu 198 tỷ đồng năm 2017 về 104 tỷ đồng năm 2021. Cũng cần phải lưu ý, 2 năm 2020 - 2021 hoạt động kinh doanh của GTD nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid.

GTD lỗ liên tiếp từ 2017 đến 2021, mức lỗ nặng nhất là 17 tỷ đồng vào năm 2018 và giảm lỗ còn chưa đến 1 tỷ đồng năm 2021. Đến 31/12/2021, lỗ lũy kế của Giày Thượng Đình lên tới 49 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa vốn điều lệ.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với doanh thu thuần hơn 108,5 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ 2021.

Tuy nhiên, nhờ giảm giá vốn từ mức 87 tỷ đồng (năm 2021) về hơn 83 tỷ đồng; lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cũng tăng gần 4 tỷ so với năm trước, lên 25 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Giày Thượng Đình bất ngờ báo lãi sau thuế 117 triệu đồng sau 5 năm liên tục báo lỗ kể từ 2017.

Tính đến ngày 31/12/2022, nợ phải trả của doanh nghiệp này tăng 11% so với năm trước, ở mức hơn 74 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn (63,7 tỷ đồng).

Mặc dù năm 2022 có lãi nhưng do các năm trước đó liên tục thua lỗ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp đang ở mức âm hơn 49 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của Giày Thượng Đình đến nay là 93 tỷ đồng. Trong đó, UBND TP Hà Nội nắm 68,67% vốn, CTCP đầu tư thương mại Thái Bình sở hữu 10% và các cổ đông khác nắm giữ phần còn lại.

Điểm tựa từ những khu đất vàng

Một trong những sức hút của Giày Thượng Đình chính là những khu đất vàng công ty đang nắm giữ. Đây cũng là một trong những lý do khiến phiên IPO Giày Thượng Đình hút hàng, 22 triệu cổ phiếu được đặt mua.

Quỹ đất của công ty, nằm tại những vị trí đông đúc của Hà Nội như khu đất có diện tích 36.105 m2 tại số 277 Nguyễn Trãi, Hà Nội. Hiện tại, công ty đang làm thủ tục gia hạn hợp đồng thuê đất. Ngoài ra còn có khu đất 17.587m2 tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam, khu đất 18.403m2 tại khu công nghiệp Đồng Văn, xã Duy Minh, Hà Nam, thời hạn thuê đến 2054…Các khu đất thuê tại phố trung tâm Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội và Hạ Đình, Thanh Xuân.

Trước đó, quyết định số 908 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/6/2020, ghi rõ UBND TP. Hà Nội sẽ phải thực hiện thoái vốn nhà nước tại 28 doanh nghiệp, hạn chót đến hết năm 2020, trong đó yêu cầu Uỷ ban Nhân dân TP. Hà Nội buộc phải thoái toàn bộ 68,67% vốn tại Công ty cổ phần Giày Thượng Đình trước ngày 31/12/2020, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại việc thoái vốn vẫn chưa hoàn tất.

Giày Thượng Đình -

Thương hiệu vang bóng một thời sẽ lấy lại được vị thế?

Sau thời kỳ hoàng kim của hai thập niên trước, tương tự nhiều thương hiệu vang bóng một thời khác như mỳ Miliket, kem Thủy Tạ hay Cao Sao Vàng,… Giày Thượng Đình cũng phải chật vật tìm lại chỗ đứng trước "cơn bão" hội nhập.

Mặc dù Giày Thượng Đình đã không còn đứng ở vị trí như trước đây khi phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế, song Thượng Đình vẫn giữ được một vị trí đặc biệt và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Việt. Điều này có lẽ bởi những lợi ích và giá trị đặc biệt mà giày Thượng Đình mang lại:

Sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng (Product): Giày Thượng Đình được chế tạo với chất lượng cao và độ bền tốt với chất liệu vải mềm mại và đế cao su chắc chắn, giúp chống mòn và chịu được sự va đập và ma sát trong quá trình sử dụng.

Giá cả (Price): Một ưu điểm của giày Thượng Đình là giá cả phải chăng. Đây là một sản phẩm giày bình dân, nằm trong tầm giá tiếp cận của đa số người tiêu dùng ở Việt Nam (từ 80,000 - 120,000 đồng một đôi).

Phân phối (Place): Giày Thượng Đình có mặt rộng rãi và dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng giày, siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng trực tuyến. Thương hiệu này đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên khắp Việt Nam. Việc có sẵn ở nhiều địa điểm khác nhau giúp khách hàng tiện lợi và dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

Giày Thượng Đình -

Một trong những lý do dẫn đến sự hụt hơi của Giày Thượng Đình là thương hiệu khó có thể thích ứng với thay đổi và đổi mới theo xu hướng và yêu cầu của thị trường. Trong khi các thương hiệu giày dép khác liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập và công nghệ, Giày Thượng Đình vẫn duy trì phong cách thiết kế đơn giản và không có nhiều sự thay đổi về mẫu mã. Điều này đã khiến người tiêu dùng không còn quan tâm và lựa chọn các thương hiệu khác hơn.

Ngoài ra, Giày Thượng Đình cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu giày nổi tiếng và hàng hiệu ngoại nhập như Adidas, Puma, Nike và Biti's. Những thương hiệu này đã chi tiền đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.

Trong khi đó, Giày Thượng Đình vẫn giữ nguyên hình ảnh của mình là những đôi giày thể thao giá rẻ và được gán mác "giày bảo hộ lao động". Điều này đã khiến thương hiệu mất đi sự cạnh tranh và thị phần trên thị trường.

Tuy nhiên, với những giá trị mà đã và đang mang lại cùng với dấu ấn của thương hiệu đối với người tiêu dùng Việt Nam sẽ giúp Thượng Đình có thêm động lực trong hành trình phục hồi và phát triển thương hiệu.

Cổ phiếu nhóm doanh nghiệp nhôm kính, tôn mạ đắt hàng sau siêu bão Yagi

Giầy Thượng Đình vừa bị xử phạt vì vi phạm chính sách thuế

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-y-thuo-ng-di-nh-thuong-hieu-vang-bong-mot-thoi-tren-dat-vang-ha-noi-da-hoi-sinh-197279.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giày Thượng Đình - thương hiệu vang bóng một thời trên đất vàng Hà Nội đã hồi sinh?
    POWERED BY ONECMS & INTECH