Góc nhìn thị trường ngày 21/7/2021: duy trì đà phục hồi ngắn hạn?

20-07-2021 21:25|Team IPM

Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư có thể xem xét tham gia với tỷ trọng nhỏ ở những phiên điều chỉnh kỹ thuật, nhất là khi nhiều mã cổ phiếu đã có mức chiết khấu khá hấp dẫn, với kỳ vọng kết quả kinh doanh quý II/2021 tích cực và dịch bệnh sớm được kiểm soát. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nâng dần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn tại vùng hỗ trợ.

Thị trường chứng khoán Việt Nàm ngày 20/7/2021

Đóng cửa phiên giao dịch 20-7, VN-Index ở mức 1.273 điểm khi ghi nhận tăng thêm 29,78 điểm. HNX-Index cũng tăng 8,78 điểm, lên 300,84 điểm. UpCom- Index tăng 1,1 điểm, lên 83,69 điểm.

Thanh khoản về cuối phiên được đẩy lên cao, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt trên 20.270 tỉ đồng, trong đó trên HOSE hơn 17.870 tỉ đồng.

Thị trường mở cửa tích cực hơn với sắc xanh hơn 7 điểm của VN-Index. Song dưới tác động từ tâm lý nhà đầu tư chỉ mong muốn thoát hàng, sắc xanh này đã nhanh chóng chuyển thành sắc đỏ. Sau đó, thị trường liên tục giằng co quanh tham chiếu. Cho đến đầu phiên chiều, diễn biến thị trường bất ngờ thay đổi với gần như toàn bộ nhóm ngành xanh tốt trở lại. Đà tăng tiếp tục duy trì đến cuối phiên và giúp VN-Index tăng 29.78 điểm, đạt mức 1,273.29 điểm.

Tín hiệu từ nhóm cổ phiếu ngân hàng là rất rõ ràng chiều nay. Xét về mặt thời gian thì chuyển động giá sớm nhất là TCB, nhưng lực kéo chính là từ VCB. Cổ phiếu ngân hàng buổi sáng giảm khá mạnh nhưng chỉ có VCB là rơi trên 2%. Do đó khi VCB đảo chiều, các mã khác có sức bật rất nhanh. Cổ phiếu ngân hàng tăng đồng loạt và tăng liên tục đến hết phiên: BID tăng 3,4%, ACB tăng 5,4%, HDB tăng 4,7%, TPB tăng 4,6%, VCB tăng 3,3%, TCB tăng 3,1%, CTG tăng 3,1%, MBB tăng 2,8%, STB tăng 2,2%, VPB tăng 1%, SHB tăng 5,9%.

Nhóm cổ phiếu nhạy thứ hai là chứng khoán. SSI, HCM từ cuối phiên sáng đã giữ được tham chiếu bật tăng sớm nhất. VCI chậm hơn một chút do đến cuối phiên sáng còn giảm hơn 5%. Phải đến sau 2h chiều VCI mới leo qua được tham chiếu. Các mã chứng khoán tăng cực mạnh về cuối, thậm chí SSI còn kịch trần. Một số mã chứng khoán nhỏ cũng tăng hết biên độ là ART, AGR. Nhóm tăng trên 5% là VND, SHS, MBS, BVS, HCM, CTS, PSI, BSI, EVS, FTS, VDS, APS.

Các cổ phiếu nhóm vật liệu xây dựng có phiên giao dịch rất sôi động. Nổi bật trong nhóm là HSG khi mã này bật tăng hết biên độ. Cùng với đó là các cổ phiếu thép trong nhóm cũng đồng thời tăng mạnh như HPG tăng 6.77%, NKG tăng 4.09%, POM tiến gần 2%. Việc giá thép tiếp tục bay cao có lẽ là một trong những lý do dẫn đến diễn biến tích cực này của các cổ phiếu sắt thép.

Sắc xanh còn lan tỏa mạnh mẽ đến các nhóm ngành khác như sản xuất nhựa - hóa chất, bán lẻ, chế biến thủy sản. Nổi bật trong đó là đà tăng của các mã như GVR tăng 5.48%, ANV và VHC tăng lần lượt 5.6% và 4.86%, MWG tăng 5.18%.

VN-Index bất ngờ tăng điểm về cuối phiên và test lại đường SMA 100 ngày. Kịch bản đầu tháng 08/2020 có thể lặp lại một lần nữa. Khối lượng giao dịch tại thời điểm đó cũng chỉ ở mức trung bình nhưng VN-Index vẫn có thể vượt lên trên đường trung bình và tiếp tục đà tăng.

Kết phiên giao dịch ngày 20/7/2020 khối ngoại giao dịch bán ròng hơn 360 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập chung bán ròng MBS, VIC, NVL. Mua ròng các mã STB, HPG, HSG.

Khối tự doanh cũng có một phiên giao dịch bán ròng hơn 80 tỷ trên sàn HOSE, bán mạnh các mã như TCB, HPG, NKG. Mua ròng một số mã như VNM, VPB, STB.

Trên góc độ phân tích kĩ thuật

VN-Index - Test lại đường SMA 100 ngày

Trong phiên giao dịch ngày 20/07/2021, VN-Index hồi phục trở lại với mẫu hình nến gần giống Bullish Engulfing. Điều này chứng tỏ bên mua đã chiếm lại ưu thế và tình hình của chỉ số đang được cải thiện.

Tuy nhiên, chỉ số vẫn đang test lại đường SMA 100 ngày. Nếu chỉ số có thể vượt qua được ngưỡng này và lấp đầy được Falling Window của ngày hôm trước thì tình hình sẽ khả quan trở lại. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua ở trong vùng quá bán (oversold) nên khả năng phục hồi của VN-Index tăng lên.

Tuy nhiên, do khối lượng giao dịch vẫn thường xuyên trồi sụt quanh mức trung bình 20 phiên gần nhất cho thấy dòng tiền đang không quá ổn định. Vùng 1,200-1,220 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 50% và trendline tăng dài hạn) sẽ là hỗ trợ quan trọng của chỉ số nếu đà giảm quay trở lại.

undefined

Khuyến nghị

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh dài dạng ‘Hammer’ với giá đóng cửa nằm trên đường MA150 ngày là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy, bên mua đang mạnh lên và đà giảm bắt đầu chững lại.

Do đó, chúng tôi cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.280-1.290 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.300-1.310 điểm.

Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.260-1.270 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.240-1.250 điểm.

Với việc lấy lại trạng thái cân bằng sau nhịp điều chỉnh tại vùng hỗ trợ mạnh, VN-Index đang có cơ hội bước vào nhịp hồi phục với vùng cản gần tại quanh 1.280 điểm và xa hơn là 1.300 điểm.

Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư có thể xem xét tham gia với tỷ trọng nhỏ ở những phiên điều chỉnh kỹ thuật, nhất là khi nhiều mã cổ phiếu đã có mức chiết khấu khá hấp dẫn, với kỳ vọng kết quả kinh doanh quý II/2021 tích cực và dịch bệnh sớm được kiểm soát. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nâng dần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn tại vùng hỗ trợ.

Bài viết thể hiện nghiên cứu và quan điểm riêng của nhóm tác giả, 24H Money không chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà nhà đầu tư gặp phải khi sử dụng những thông tin trên trong hoạt động đầu tư. Để được tư vấn, khuyến nghị thêm về thị trường từ Team IPM, độc giả có thể tham gia vào room tư vấn: tại đây

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/goc-nhin-thi-truong-ngay-2172021-duy-tri-da-phuc-hoi-ngan-han-127663.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Góc nhìn thị trường ngày 21/7/2021: duy trì đà phục hồi ngắn hạn?
    POWERED BY ONECMS & INTECH