Google vẫn phải trả phí hàng năm cho Apple vì một thoả thuận ngầm

03-03-2023 17:56|Minh Minh

Dù sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, nhưng Google vẫn phải trả cho Apple một khoản tiền khổng lồ hàng năm để ngăn chặn Apple chuyển công cụ tìm kiếm mặc định sang Bing.

Apple và Google là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Trong khi Apple là công ty có giá trị nhất thế giới, thì Google lại kiểm soát Android, hệ điều hành chiếm ưu thế trên hàng loạt thiết bị khác nhau.

Một số ứng dụng và dịch vụ của Google như Google Search, Google Maps, Gmail, YouTube trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng Google phải trả giá đắt để duy trì cạnh tranh, đặc biệt là ở thị trường Mỹ.

Google vẫn phải trả phí hàng năm cho Apple vì một thoả thuận ngầm

Ưu thế chiếm lĩnh thị trường của “ông lớn” Apple

Apple kiểm soát khoảng một nửa thị trường smartphone và tablet ở Bắc Mỹ. Nếu họ chuyển công cụ tìm kiếm mặc định sang Bing, Google lập tức mất đi hàng trăm triệu người dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của hãng.

Cuộc chiến tìm kiếm Google - Bing tiếp tục mang lại lợi ích cho Apple. Gã khổng lồ xứ Cupertino không có công cụ tìm kiếm riêng nhưng họ vẫn có thể tận dụng sự phát triển của công cụ tìm kiếm AI.

Với sự bùng nổ của các chatbot AI như ChatGPT, Microsoft và Google nỗ lực tích hợp trợ lý AI vào công cụ tìm kiếm của họ, khởi đầu thế hệ tìm kiếm web tiếp theo.

Google vẫn phải trả phí hàng năm cho Apple vì một thoả thuận ngầm

Theo CEO Satya Nadella, Microsoft không thể đứng yên trước sự phát triển vượt bậc của AI. Họ nhanh chóng tích hợp chatbot trí tuệ nhân tạo vào Bing, khiến Google bất ngờ không kịp trở tay. Apple có thể tận dụng thời điểm người dùng hào hứng với Bing AI để yêu cầu Google trả nhiều tiền hơn.

Theo một cách nào đó, thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la đóng vai trò như một hiệp ước hòa bình giữa Apple và Google. Tuy nhiên, dường như Google ở vị thế bị động hơn. Nếu Apple tiếp tục kiếm được nhiều tiền bản quyền, họ có thể gia tăng đầu tư vào R&D và đưa nhiều sản phẩm đến tay người dùng, tiếp tục giữ lợi thế trong thỏa thuận với Google.

Google chấp nhận mất 20 tỷ USD hàng năm vì thoả thuận ngầm với Apple

Cho dù bạn sử dụng iPhone, smartphone Samsung hay bất kỳ thương hiệu nào khác, mọi hoạt động duyệt web được thực hiện thông qua Google Search. Điều này giúp công cụ tìm kiếm trở thành sản phẩm hàng đầu của Google, đồng thời làm đòn bẩy cho hoạt động quảng cáo, mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn.

Vì cùng chủ sở hữu, việc Google Search xuất hiện mặc định trên hệ điều hành Android là động thái dễ hiểu. Tuy nhiên, công cụ này cũng có trên trình duyệt Safari trong iPhone, iPad và MacBook. Để duy trì được vị trí này Google đã phải trả một khoản tiền đáng kể.

Google vẫn phải trả phí hàng năm cho Apple vì một thoả thuận ngầm

Năm 2017, Apple cập nhật một thoả thoả thuận cho phép Google trở thành công cụ tìm kiếm được lựa chọn trước trên các thiết bị Apple. The New York Times báo cáo rằng Apple nhận được mỗi năm từ 8 tỉ USD đến 12 tỉ USD cho thoả thuận này. Đây được xem là khoản thanh toán lớn nhất mà Google thực hiện chi cho một đơn vị. Nó cũng có thể chiếm tới từ 14% đến 21% lợi nhuận thường niên của Apple.

Trong khi đó, Forbes cho rằng Google trả cho đối tác gần 15 tỷ USD vào năm 2021 để giữ vị trí công cụ tìm kiếm mặc định. Sang năm ngoái, con số lên đến 18-20 tỷ USD.

Rõ ràng, đây là một trong những mối quan hệ đối tác lớn nhất trong ngành công nghệ. Google sẵn sàng trả một khoản tiền khổng lồ để duy trì vị thế độc quyền của mình trên thị trường công cụ tìm kiếm.

Lộ diện thiết kế của iPhone 17 Pro Max: mỏng hơn với cụm camera mới

Thỏa thuận ‘độc quyền’ Google và Apple gần chấm dứt: Apple mất 20 tỷ USD/năm, liệu Microsoft có thay thế?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/google-van-phai-tra-phi-hang-nam-cho-apple-vi-mot-thoa-thuan-ngam-171987.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Google vẫn phải trả phí hàng năm cho Apple vì một thoả thuận ngầm
    POWERED BY ONECMS & INTECH