Vĩ mô

Hà Nội cho phép khai thác đất bãi sông làm du lịch

Phúc Lam 13/07/2025 11:46

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Nghị quyết, việc sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau: Đang quản lý, sử dụng đất hợp pháp hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, việc sử dụng, khai thác quỹ đất phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch khác liên quan; tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai, đất đai, xây dựng và pháp luật khác liên quan.

Cùng với đó, không làm tăng rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; phù hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, môi trường, khí tượng thủy văn; có phương án chủ động và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ...

>>Doanh thu bán lẻ và dịch vụ bật tăng mạnh nửa đầu 2025

Hà Nội cho phép khai thác đất bãi sông làm du lịch

Hà Nội cho phép khai thác đất bãi sông làm du lịch - Ảnh: Internet

Nghị quyết cũng quy định tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm phải tuân thủ quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai; được sử dụng một phần diện tích đất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Quỹ đất sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm phải có tổng diện tích 10.000 m2 trở lên (không gồm khu chăn nuôi tập trung, trồng cây lâu năm) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận giải pháp thiết kế xây dựng. Vị trí xây lắp công trình phải ngoài phạm vi bảo vệ đê điều, thủy lợi; ngoài khu vực bãi sông có nguy cơ sạt lở.

Tổ chức, cá nhân khai thác quỹ đất cam kết không san lấp, tôn cao bãi sông hiện có; tự tháo dỡ, di chuyển công trình, không được bồi thường khi hết thời gian tồn tại hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi, thực hiện các dự án.

Tổng diện tích xây dựng các công trình không vượt quá 5% phần diện tích khu đất nằm ngoài chỉ giới hành lang thoát lũ đối với hệ thống sông Đáy, hoặc thuộc khu vực bãi sông được nghiên cứu xây dựng đối với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (không bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung).

Công trình thiết kế phải phù hợp với đặc điểm địa hình bãi sông, bãi nổi, tuân thủ các yêu cầu thiết kế xây dựng, đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ, ổn định bờ bãi sông.

>>Tin mừng cho điểm đến hàng trăm năm tuổi của Việt Nam

Hà Nội hạn chế ô tô cá nhân chạy bằng xăng trong Vành đai 1 và 2 từ 2028

Bộ trưởng yêu cầu 'vẽ lại bản đồ du lịch' sau sáp nhập tỉnh

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ha-noi-cho-phep-khai-thac-dat-bai-song-lam-du-lich-296242.html
Bài liên quan
  • Du lịch Việt Nam lập kỷ lục mới
    Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam đón nhận làn sóng du khách quốc tế tăng mạnh với 10,7 triệu lượt khách. Con số này tăng tới gần 26% so với cùng kỳ năm 2019 - năm hoàng kim của du lịch Việt trước đại dịch COVID-19.
  • Gần 50.000 khách du lịch tàu biển ghé thăm địa phương được mệnh danh là 'Việt Nam thu nhỏ'
    Năm nay, dù đã vào hè – thời điểm không phải là cao điểm đón tàu biển du lịch nhưng đây vẫn là điểm đến được nhiều du khách tàu biển lựa chọn.
  • Thái Lan lo bị du lịch Việt Nam ‘vượt mặt’
    Lượng khách quốc tế đến Thái Lan đang sụt giảm mạnh khiến quốc gia này lo ngại sẽ mất vị trí là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á vào tay Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hà Nội cho phép khai thác đất bãi sông làm du lịch
    POWERED BY ONECMS & INTECH