Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á ở Việt Nam là nơi phát hiện các bộ di cốt người tiền sử hiếm có, mở ra bước ngoặt cho ngành cổ nhân học

23-04-2024 08:23|Thanh Thanh

Hang động ẩn chứa những điều thú vị và kỳ bí thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các bạn trẻ có niềm đam mê khám phá, chinh phục thiên nhiên.

Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á

Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào năm 2020 với quy mô 4.700km2 trải dài qua các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, TP Gia Nghĩa.

Điểm nổi bật của khu vực công viên là hệ thống hang động đá bazan, phân bố ở khu vực Krông Nô được phát hiện từ năm 2007. Trong đó ấn tượng nhất không thể không nhắc đến nhánh hang động dung nham C7 được Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục hang động dài nhất Đông Nam Á.

Hệ thống hang động núi lửa nhìn từ trên cao

Hệ thống hang động núi lửa nhìn từ trên cao

Đặc biệt, cuối tháng 11/2022, các chuyên gia quốc tế vừa khám phá ra một nhánh hang mới thuộc hang C7 với chiều dài được xác lập chính thức là 199m. Tiếp tục khẳng định vị thế hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.

Khu vực miệng hang C7

Khu vực miệng hang C7

Theo đánh giá của các nhà khoa học, các cửa hang núi lửa tại Đắk Nông là kiểu nguyên sinh tiêu biểu, được hình thành do hiện tượng thoát khí của dòng/ống dung nham.

Hiện nay, công tác khám phá và nghiên cứu hang động mới đang tập trung chủ yếu vào các hang khô và có miệng lộ ra trên bề mặt đất. Trong số đó, các hang C7, C6 và C6-1 được coi là có nhiều giá trị khoa học nhất.

14
Khu vực trong lòng hang động rất tối, các chuyên gia trong nước và quốc tế phải mang đèn pin để thám hiểm

Khu vực trong lòng hang động rất tối, các chuyên gia trong nước và quốc tế phải mang đèn pin để thám hiểm

Khi bước vào bên trong hang động, du khách sẽ được tận mắt khám phá những đặc trưng độc đáo của hang động núi lửa với trần hang được phủ lớp dung nham dày mỏng khác nhau.

Cấu trúc của hệ thống hang động là quá trình đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham từ dưới sâu xâm nhập và phun trào bazan

Cấu trúc của hệ thống hang động là quá trình đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham từ dưới sâu xâm nhập và phun trào bazan

Được biết, cấu trúc của hệ thống hang động là kết quả của quá trình đứt gãy kiến tạo, tạo ra kênh dẫn cho dung nham từ sâu bên dưới xâm nhập và phun trào bazan.

Vết tích người tiền sử trong hang động núi lửa

Các chuyên gia đánh giá tất cả các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh

Các chuyên gia đánh giá tất cả các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh

Sau khi được các chuyên gia đánh giá, tất cả các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh, hình thành gắn liền với hoạt động phun trào của núi lửa Chư Blúk, tại xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô.

Điều đặc biệt nhất, có tới 10 hang động được các nhà khảo cổ ghi nhận có dấu tích hoạt động của người tiền sử, bao gồm: Hang C1, C2, C3, C4, C4-1, C6 ở xã Đắk Sôr; hang P1, P2 ở xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô.

Tại hang C6.1, lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phát hiện di chỉ khảo cổ người tiền sử trong hang động núi lửa. Di chỉ khảo cổ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.

Di cốt người tiền sử trong hang động núi lửa

Di cốt người tiền sử trong hang động núi lửa

Ngoài ra, tại hang C6-1 và C6 các nhà khảo cổ phát hiện vết tích của bếp lửa, 3 di tích mộ táng, dấu vết của 10 cá thể. Cụ thể, có 5 cá thể trẻ sơ sinh, 1 cá thể thiếu niên, 4 cá thể người trưởng thành. Quan trọng nhất, các nhà khảo cổ phát hiện một bộ xương và hộp sọ của bé gái khoảng 4 tuổi, được chôn theo tư thế ngồi bó gối.

Theo các nhà khoa học, các di tồn văn hóa còn bảo lưu trong hang động núi lửa C6, C6.1 cho thấy đây là nơi cư trú, mộ táng và chế tác công cụ của người tiền sử có niên đại từ 4.000 đến 7.000 năm. Giá trị di sản nổi bật của hang động núi lửa Krông Nô là ở chỗ, lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam biết đến một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử trên vùng đất đỏ.

Việc phát hiện này có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới

Việc phát hiện này có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới

Thông tin trên Báo Lao động chia sẻ, Giáo sư Nguyễn Lân Cường, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, việc lần đầu tiên phát hiện ra di cốt người tiền sử trong các hang núi lửa là phát hiện mang tính bước ngoặt của ngành cổ nhân học Việt Nam. Mở ra cho chúng ta một chương mới để đi tìm chủ nhân thực sự của vùng đất mà từ trước đến nay vẫn là một khoảng trống đối với các nhà nghiên cứu.

>> Toàn bộ mỏ đá đang khai thác phải dừng hoạt động ở Thanh Hóa: Phát hiện hang động thạch nhũ siêu đẹp có cả mạch nước ngầm chảy qua

Ngọn núi lửa 370.000 năm tuổi có 1-0-2 trên thế giới: Phun ra dung nham màu đen, nhiệt độ chỉ bằng 1 nửa so với núi lửa thông thường

Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, hàng nghìn người phải sơ tán, nguy cơ xảy ra sóng thần

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hang-dong-nui-lua-dai-nhat-dong-nam-a-o-viet-nam-la-noi-phat-hien-cac-bo-di-cot-nguoi-tien-su-hiem-co-mo-ra-buoc-ngoat-cho-nganh-co-nhan-hoc-d121046.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á ở Việt Nam là nơi phát hiện các bộ di cốt người tiền sử hiếm có, mở ra bước ngoặt cho ngành cổ nhân học
    POWERED BY ONECMS & INTECH