Hàng loạt doanh nghiệp châu Á đứng bên bờ vực vỡ nợ

30-05-2023 11:55|Thủy Tiên

Nợ của Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các nước châu Á đã vượt xa mức trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố dữ liệu cho thấy hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ khi chỉ số thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio, ICR) ở mức dưới 1 đã vượt ngưỡng 20%.

Tỷ lệ thanh toán lãi vay là một chỉ số thể hiện khả năng trả lãi cho các khoản nợ của doanh nghiệp, giá trị này càng thấp thì gánh nặng lãi vay sẽ càng lớn. Khi tỷ lệ này nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với việc số tiền doanh nghiệp kiếm được trong khoảng thời gian đó không đủ để trang trải lãi suất vay, đẩy doanh nghiệp đến bờ vực vỡ nợ.

Theo số liệu được IMF công bố ngày 29/5, Hàn Quốc có tỷ lệ thanh toán lãi vay dưới 1 lên tới 31,1%. Ấn Độ, Thái Lan đứng hàng thứ 2 với 28,03%, Trung Quốc với 25,8%, Indonesia với 22,7%. Đây là nhóm nước có tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận tỷ lệ thanh toán lãi vay dưới 1 đạt trên mức 20%.

Hàng loạt doanh nghiệp châu Á đứng bên bờ vực vỡ nợ
Phân loại doanh nghiệp theo hệ số thanh toán lãi vay tại các quốc gia châu Á.

Trong khi đó, tỷ lệ thanh toán lãi vay dưới 1 của Philippines là 3,3%, Australia (6,3%), Singapore (6,6%), Nhật Bản (15,8%).

Tại Việt Nam, 18,32% doanh nghiệp có tỷ lệ khả năng thanh toán lãi vay dưới 1; 18,32% doanh nghiệp có ICR ở mức từ 1-4 (nhóm dễ bị vỡ nợ khi chi phí vay tăng cao) và 63,36% doanh nghiệp có ICR bằng 4 (khả năng trả nợ tốt).

Dữ liệu được tính toán dựa trên tổng khoản nợ của doanh nghiệp bình quân trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022.

Nguyên nhân và giải pháp

Cũng theo báo cáo của IMF, chi phí đi vay tăng cao đã làm tăng thêm rủi ro và giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất trong thời gian dài để kiềm chế lạm phát. Ngay cả khi nền kinh tế đang tăng trưởng, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với áp lực tăng chi phí vay, làm giảm khả năng trả nợ.

IMF cho biết nợ của Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các nước châu Á đã vượt xa mức trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về các nhóm doanh nghiệp gia tăng vay vốn trong giai đoạn lãi suất đứng ở mức thấp.

Nếu các ngân hàng trung ương tiếp tục giữ lãi suất cao trong thời gian dài, đồng thời thắt chặt các điều kiện tiếp cận tín dụng thì một bộ phận doanh nghiệp có thể vỡ nợ vì chi phí sử dụng vốn tăng vọt, đặc biệt là trong các lĩnh vực bất động sản và xây dựng, IMF nhấn mạnh.

Do đó, cơ quan này cảnh báo các quốc gia châu Á cần giám sát chặt chẽ áp lực nợ vay của các doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất tăng nhằm lường trước các biến động trên thị trường.

Đồng thời, các ngân hàng trung ương nên tách mục tiêu chính sách tiền tệ khỏi mục tiêu ổn định tài chính, sử dụng các công cụ chuyên biệt như thanh khoản và các cơ sở cho vay để bảo vệ sự ổn định tài chính, cũng như tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm giải quyết áp lực lạm phát.

5 con giáp ‘đỏ tình đen bạc’ mùa Noel 2024: Vận đào hoa bùng nổ nhưng tài chính gặp hung tinh

Nổ trạm xăng tạo ra đám cháy lan rộng 900m2, thiêu rụi nhiều xe ô tô: Huy động khẩn cấp 7 xe cứu hỏa tới hiện trường cứu hộ, là tai nạn chấn động cách đây 2 tháng trước

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hang-loat-doanh-nghiep-chau-a-dung-ben-bo-vuc-vo-no-185409.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hàng loạt doanh nghiệp châu Á đứng bên bờ vực vỡ nợ
    POWERED BY ONECMS & INTECH