Tài chính Ngân hàng

Hàng loạt ngân hàng chốt thời gian nhận cổ tức

Linh Nhi 26/07/2023 14:32

Nhiều ngân hàng lớn công bố ngày chốt danh sách cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu, với tỷ lệ tương đối cao để tăng vốn điều lệ trong thời gian tới.

Nửa cuối năm 2023, một loạt ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu bởi vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với khó khăn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Tính từ đầu năm, các ngân hàng đã phát hành tổng cộng gần 1,7 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Trong khi số cổ phiếu chuẩn bị phát hành hiện lên tới hơn 3 tỷ đơn vị.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB) để hưởng quyền nhận cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại của năm 2019 và 2020. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/7.

 Số lượng cổ phiếu sẽ phát hành là gần 856,6 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 18,1%, mỗi cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận thêm 181 cổ phiếu mới.

Vốn điều lệ của Vietcombank sau khi hoàn tất phát thành sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, đạt mức 55.891 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có tổng vốn điều lệ lớn thứ hai hệ thống, đứng sau Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã chứng khoán: LPB)cũng cho biết sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 23/8/2023 để phát hành hơn 328,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 19% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 19 cổ phiếu). Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3.285 tỷ đồng.

Dồn dập phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, ngân hàng gia tăng bộ đệm rủi ro

Trong khi đó, Eximbank cũng dự kiến hoàn thành việc trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 18% trước ngày 30/10.

Trước đó, nhiều ngân hàng cũng đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức như: HDBank, MB, ACB, VIB, TPBank…

Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, theo đánh giá của giới chuyên gia, sẽ giúp ngân hàng tăng được vốn điều lệ, có nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh.

Trên thực tế, khi đối chiếu với những chuyển động trên thị trường có thể thấy các kế hoạch tăng vốn của ngân hàng cũng góp phần tạo nên sóng tăng giá của cổ phiếu ngân hàng thời gian qua. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2023, ngành ngân hàng có một cổ phiếu tăng gần 68% (cổ phiếu PGB của PGBank). Một số cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 20-25%.

Các chuyên gia nhận định, trong năm nay, tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ giảm tốc do tăng trưởng tín dụng thấp, biên lãi thuần thu hẹp và nợ xấu tăng lên. Theo đó, các kế hoạch phát hành thêm, chia cổ tức để tăng vốn điều lệ, đặc biệt ở nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, sẽ là những yếu tố tác động tới lợi nhuận của các ngân hàng trong thời gian tới.

Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng... song vốn vẫn "ế"

Tiến độ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: 2 ngân hàng cam kết cho vay hơn 1.000 tỷ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-dong-ngan-hang-sap-rung-rinh-nhan-co-tuc-193924.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hàng loạt ngân hàng chốt thời gian nhận cổ tức
POWERED BY ONECMS & INTECH