Với hơn 851 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của GELEX bị “thổi bay” hơn 2.100 tỷ đồng. Đây là phiên lao dốc thứ 4 liên tiếp của GEX - tương ứng mức giảm 16,5% (6.800 đồng).
Tập đoàn GELEX (GEX) hiện có số nợ phải trả hơn 40.691 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ trong đó nợ ngắn hạn hơn 22.974 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 17.717 tỷ đồng. Riêng vay và nợ thuê tài chính hơn 22.121 tỷ đồng.
Những ngân hàng đang là chủ nợ (vay ngắn hạn) lớn nhất của GELEX gồm: VietinBank hơn 1.892 tỷ đồng, BIDV hơn 1.121 tỷ đồng, Vietcombank hơn 923 tỷ đồng… Vay dài hạn có Vietcombank hơn 2.898 tỷ đồng, Techcombank hơn 1.090 tỷ đồng, Landesbank Baden-Wurttemberg hơn 1.627 tỷ đồng…
Trong 2021, GELEX phải trả hơn 1.125 tỷ đồng lãi suất vốn vay. Đến thời điểm 31/12/2021, GELEX đang tồn kho hơn 11.665 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so hồi đầu năm. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng mạnh lên hơn 6.546 tỷ đồng, gấp gần 6 lần hồi đầu năm.
Năm 2022, GEX đặt mục tiêu 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng lần lượt 26% và 27,2% so với 2021. GELEX đề nghị không chia cổ tức 2021, đặt mục tiêu chi cổ tức năm 2022 tỷ lệ 15%/năm.
Trên thị trường, cổ phiếu GEX liên tục giảm trong những phiên gần đây. Chốt phiên gia dịch cuối tuần trước, mã GEX của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đứng mức 34.050 đồng/cổ phiếu - giảm sàn 6,97%, tương đương mỗi cổ phiếu “bốc hơi” 2.550 đồng.
Với hơn 851 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của GELEX bị “thổi bay” hơn 2.100 tỷ đồng. Đây là phiên lao dốc thứ 4 liên tiếp của GEX - tương ứng mức giảm 16,5% (6.800 đồng).
Bước sang phiên 12/4, mã tiếp tục giảm nhẹ và mất mốc 34.000 đồng