Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’

29-03-2024 10:42|Nhật Linh

Đây là hệ thống giếng cổ khoảng 5.000 năm tuổi rất độc đáo và quý hiếm.

Giếng cổ Gio An nằm tại xã Gio An (huyện Gio Linh, Quảng Trị) là một hệ thống công trình dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất hàng ngày; là một di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá và nghệ thuật độc đáo do người Chăm xưa sáng tạo nên và được người Việt tiếp thu và giữ gìn cho đến ngày nay. Theo ước tính của các nhà khảo cổ, Giếng cổ Gio An đã có niên đại trên 5.000 năm tuổi.

Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, Giếng cổ Gio An đã có niên đại trên 5.000 năm tuổi

Hệ thống giếng cổ Gio An tại Quảng Trị đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di tích lịch sử- văn hoá cấp Quốc gia vào 13/3/2001. Hệ thống bao gồm 14 giếng cổ (Giếng Dưới, Giếng Búng, Giếng Côi, Giếng Tép, Giếng Ông, Giếng Bà, Giếng Gai thôn Hảo Sơn, Giếng Trạng, Giếng Đào ở thôn An Nha. Giếng Gái 1, Gái 2, Giếng Nậy thôn An Hướng, Giếng Máng thôn Long Sơn, Giếng Pheo thôn Tân Văn).

Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’
Hệ thống giếng cổ Gio An tại Quảng Trị đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di tích lịch sử- văn hoá cấp Quốc gia vào 13/3/2001

Theo các nhà khoa học, hệ thống giếng cổ ở Gio An ra đời vào cuối thời đại đồ đá. Chủ nhân của nó từ xa xưa là người Chăm Pa với trình độ văn minh khá cao, sau này được người Việt thừa hưởng lại.

Giếng cổ Gio An là di sản văn hóa có một không hai ở Quảng Trị, minh chứng cho nền văn minh nông nghiệp cổ của cư dân Chăm Pa, thể hiện rõ lối ứng xử khôn khéo, thông minh của con người trước tự nhiên nhằm khai thác tốt những tiềm năng của vùng đất họ gắn bó.

Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’
Theo các nhà khoa học, hệ thống giếng cổ ở Gio An ra đời vào cuối thời đại đồ đá

Theo người dân xã Gio An cho hay, giếng cổ xưa chia làm 3 loại được xây dựng tuỳ theo mặt bằng, độ chênh nhau của sườn đồi và nguồn nước.

Loại thứ nhất là giếng có cấu trúc hoàn chỉnh nhất, được xây dựng ở những khu đông dân cư và có nguồn nước ngầm mạnh. Đối với giếng này, các khu vực sử dụng nước được phân định hệ thống rõ ràng, tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt như bể lắng chỉ dùng lấy nước sinh hoạt, bể dùng cho việc tắm giặt thì riêng, bể dùng cho gia súc riêng. Nguồn nước tràn dư thừa theo hệ thống kênh làm bằng đá phải qua các ruộng rau, sau đó mới ra đến các hồ chứa, ruộng trũng.

Loại giếng thứ hai có kết cấu đơn giản hơn nhưng nguyên tắc căn bản vẫn mang dạng cấu trúc gồm phần tầng đá gia cố, bể lắng và tràn vào hố chứa nhưng không thông qua máng dẫn nước.

Loại thứ ba là giếng đào và đặt nổi lên những khối đá được chế tác thành hình trụ rỗng. Đây là kỹ thuật khai thác nước với dạng cấu trúc độc đáo dựa trên nguyên tắc bình thông nhau. Các ống đá được xếp chồng và nâng mặt nước trong giếng cao hẳn lên, từ đó tạo nên độ chênh với mặt bằng của lòng mương dẫn, nước sẽ theo các lỗ khoét trên thành giếng tràn ra ngoài.

Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’
Theo người dân xã Gio An cho hay, giếng cổ xưa chia làm 3 loại được xây dựng tuỳ theo mặt bằng, độ chênh nhau của sườn đồi và nguồn nước

Giếng cổ ở Gio An thể hiện kỹ thuật khai thác nước với dạng cấu trúc độc đáo, trình độ xếp đá điêu luyện của người xưa trong quá trình ngăn dòng, lập bể, khai mương để tận dụng những mạch nước ngầm tự nhiên từ triền đồi ở những độ cao khác nhau.

Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’
Ngày nay, giếng cổ Gio An đang ngày càng được nhiều người biết đến, đã và đang trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Ngày nay, giếng cổ Gio An đang ngày càng được nhiều người biết đến, đã và đang trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới để được khám phá, nghe những câu chuyện cổ về chuyện làm giếng; được thưởng thức nguồn nước ngay tại giếng cổ mà không lo bị pha tạp những hóa chất công nghiệp.

>> Giếng nước lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đã có cách đây 1.000 năm, chưa bao giờ cạn nước, nằm trong ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc

Tỉnh nhỏ nhất Vùng Thủ đô có 2 đô thị di sản

Ngôi đình nghìn năm duy nhất được chọn in trên tiền Việt Nam, toạ lạc trên vùng đất có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/he-thong-gieng-co-5000-nam-tuoi-khong-can-nuoc-cua-viet-nam-la-di-san-co-mot-khong-hai-228278.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’
    POWERED BY ONECMS & INTECH