Hình hài cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trông như thế nào?

08-04-2024 07:09|Phương Hà

Đến nay, gần 2 năm sau ngày khởi công, hình hài dự án đã lộ diện. Riêng cầu đã thi công đạt hơn 50% kế hoạch.

Dự án tuyến đường ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa biển Thuận An nối xã Hải Dương với phường Thuận An (TP. Huế) giai đoạn 1 do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình giao thông tỉnh này làm chủ đầu tư.

Công trình có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào tháng 3/2022, thực hiện với thời gian 3 năm. Quy mô tuyến dài gần 8km, trong đó phần cầu dài khoảng 2,36km, mặt cắt ngang tuyến 26m, bề rộng 20m.

Hình hài cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trông như thế nào?
Cầu qua cửa biển Thuận An được cho là cây cầu vượt biển dài nhất miền Trung, nhịp chính với cáp hỗn hợp dài và cao nhất nước

Khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung, với nhịp chính dài 218m, cao 40m. Đây cũng là nhịp cầu dầm - cáp hỗn hợp dài và cao nhất cả nước hiện nay.

Tháp cầu có chiều cao 32m, được thiết kế dạng chữ A phía trên tạo mỹ quan cho công trình. Chiều cao từ mặt nước lên đến đỉnh tháp là 72m.

Đến nay, gần 2 năm sau ngày khởi công, hình hài dự án đã lộ diện. Riêng cầu đã thi công đạt hơn 50% kế hoạch. Trong đó hai trụ chính T27 và T26 là những hạng mục khó nhất, nằm giữa biển đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch.

Các hạng mục trên mặt biển cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Dự án được đánh giá có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ở 2 phía đầu cầu Hải Dương và Thuận An, các đơn vị thi công đã triển khai nhiều hạng mục thi công thân, xà mũ trụ, lao lắp, đổ bê tông dầm.

Hình hài cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trông như thế nào?
Hiện trạng dự án

Vướng mắc lớn nhất hiện nay đối với dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa Thuận An là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Theo thông tin từ báo Dân Trí, ông Bùi Ngọc Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Huế cho biết, phạm vi giải phóng cho giai đoạn 1 của dự án thuộc địa bàn xã Hải Dương và phường Thuận An có tổng diện tích đất thu hồi khoảng hơn 31ha, gồm đất ở, đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản, đất mồ mả.

Đến nay công tác giải phóng mặt bằng tại địa bàn xã Hải Dương đã cơ bản xong phần đất ở, đất sản xuất; còn 34 lăng mộ có kiến trúc phức tạp đang được 1 đơn vị độc lập rà soát, lập dự toán để có cơ sở đền bù.

Đối với phường Thuận An, đến nay đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 4,1ha đất rừng phòng hộ; cơ bản hoàn thành di dời lăng mộ.

Tổng số hộ có đất ở cần giải tỏa là 229 hộ, trong đó có 120 trường hợp bố trí tái định cư. Chính quyền đã hoàn thành việc kiểm đếm, kê khai nguồn gốc sử dụng đất đối với các hộ giải tỏa thuộc dự án.

Riêng các thửa đất có nguồn gốc lấn chiếm, không đủ điều kiện đền bù, bố trí tái định cư, chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan đang vận động người dân trả lại đất cho nhà nước.

>> Chiêm ngưỡng cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam trước ngày 'về đích'

Cầu vượt sông gần 5.000 tỷ: Sẽ 'mở ra' con đường mới nối Hà Nội tới tỉnh nhỏ thứ 3 Việt Nam

Cầu vượt sông dài nhất Việt Nam: Gấp đôi cầu Long Biên, sẽ trở thành điểm kết nối 2 trung tâm công nghiệp miền Bắc

Lộ diện cây cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc - Nam, vốn đầu tư vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hinh-hai-cau-vuot-cua-bien-dai-nhat-mien-trung-trong-nhu-the-nao-d119820.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hình hài cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trông như thế nào?
POWERED BY ONECMS & INTECH