Kiến thức

Học vấn 'siêu khủng' của các tỷ phú Việt: Người Văn - Toán song toàn, 2 người sở hữu học vị Tiến sĩ nước ngoài

Vĩ Hạ 21/07/2024 19:13

Họ đều là chủ những doanh nghiệp đình đám trong nước. Mỗi người một câu chuyện lập nghiệp riêng nhưng điểm chung là đều có học vấn khủng.

Theo danh sách tỷ phú thế giới 2024 của Forbes, tương tự như năm ngoái, Việt Nam vẫn có 6 đại diện, gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Đáng chú ý, tất cả các tỷ phú của Việt Nam đều có bằng đại học tại các ngôi trường danh giá. Trong đó, 4 người từng du học tại Đông Âu, thậm chí có những người có đến hai bằng Cử nhân, có người có bằng Tiến sĩ...

Ông Phạm Nhật Vượng: Cử nhân ngành Kinh tế và Địa chất

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận được học bổng du học tại Học viện Địa chất Moscow

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận được học bổng du học tại Học viện Địa chất Moscow

Từng là học sinh xuất sắc của trường THPT Kim Liên (Hà Nội), sau khi học xong cấp 3, ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục học tại Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Nhờ thành tích xuất sắc về toán học, năm 1987, ông nhận được học bổng du học tại Học viện Địa chất Moscow, chuyên ngành Kinh tế và Địa chất.

Sau khi tốt nghiệp và kết hôn, ông Vượng cùng vợ chuyển đến thành phố Kharkov, Ukraine và bắt đầu hành trình khởi nghiệp đầy gian nan. Cửa hàng ăn Việt Nam Thăng Long được thành lập, đánh dấu bước đầu tiên cho hành trình kinh doanh của ông.

Sau đó, ông Vượng cho ra đời thương hiệu mì gói Mivina. Sản phẩm này đã làm nên tên tuổi và mở đầu cho sự phát triển của Tập đoàn Technocom - tiền thân của Vingroup, tập đoàn đa ngành lớn bậc nhất Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng đang là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, Thành viên HĐQT Vinhomes, nhà sáng lập VinFast... Theo ước tính của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản 4,1 tỷ USD, xếp thứ 788 thế giới.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: 1 bằng Tiến sĩ, 2 bằng Cử nhân

Bà Nguyễn Phương Thảo có cơ hội đi du học từ năm 17 tuổi và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm

Bà Nguyễn Phương Thảo có cơ hội đi du học từ năm 17 tuổi và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, hiện là người giàu thứ 2 Việt Nam và đứng thứ 1.181 trên thế giới. Bà Thảo đã gặt hái những thành công trong kinh doanh từ xuất phát điểm là một du học sinh.

Thay vì theo học Đại học Ngoại thương sau khi thi đỗ, bà Nguyễn Thị Phương Thảo quyết định du học Đông Âu. Bà nhanh chóng khẳng định năng lực và được nhiều người biết đến với thành tích học tập xuất sắc.

Bà sở hữu 3 tấm bằng danh giá: Tiến sĩ Học viện Mendeleev chuyên ngành Điều khiển học kinh tế, Cử nhân Tài chính tín dụng Học viện Thương mại Moscow và Cử nhân Quản lý kinh tế lao động Trường Kinh tế quốc dân Moscow.

Sau khi trở về Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo gây dựng Vietjet Air, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên và trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của đất nước. Vietjet Air nhanh chóng gặt hái thành công, đưa bà Thảo trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam.

Ông Trần Đình Long: Cử nhân ngành Toán kinh tế

Ông chủ Hòa Phát là người giỏi văn, mê say văn học cổ điển

Ông chủ Hòa Phát là người giỏi văn, mê say văn học cổ điển

Ông Trần Đình Long là doanh nhân có hành trình khởi nghiệp đầy bất ngờ. Ít ai biết rằng, "vua thép" Việt Nam từng là một học sinh giỏi văn, mê say văn học cổ điển và thường xuyên góp mặt trong đội tuyển học sinh giỏi của trường.

Tuy nhiên, bước vào ngưỡng cửa đại học, ông Long lại rẽ hướng sang một con đường hoàn toàn khác khi quyết định theo học ngành Toán kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Sự lựa chọn này của ông Long nhận được nhiều lời mỉa mai từ người cùng ngành vì "không biết gì về thép". Tuy nhiên, ông Long không hề nao núng mà cùng các cộng sự của mình từng bước xây dựng Hòa Phát trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh: Kỹ sư ngành Điện, Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực

Tỷ phú Hồ Hùng Anh cũng nằm trong thế hệ các doanh nhân Việt khởi nghiệp tại Đông Âu. Ảnh: TP/Báo Thanh Niên

Tỷ phú Hồ Hùng Anh cũng nằm trong thế hệ các doanh nhân Việt khởi nghiệp tại Đông Âu. Ảnh: TP/Báo Thanh Niên

Năm 1987, ông Hùng Anh thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng cử đi du học ngành Kỹ thuật quân sự tại Liên Xô. Sau đó, ông chuyển sang theo học ngành Kỹ sư điện tại Trường Đại học Bách Khoa Kiev (Ukraine) và tiếp tục trau dồi với bằng Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực tại Đại học Giao thông đường bộ Moskva.

Trong thời gian du học tại Đông Âu, ông Hồ Hùng Anh có cơ duyên gặp gỡ và kết thân với ông Nguyễn Đăng Quang. Hai vị tỷ phú cùng nhau điều hành Masan Rus Trading tại Nga, tiền thân của Masan Group và gặt hái được nhiều thành công. Ông Hùng Anh từng giữ chức Tổng Giám đốc Masan Rus Trading từ năm 1997 đến năm 2004, góp phần đưa Masan Group có vị thế vững chắc trên thị trường Nga.

Sau này, ông Hồ Hùng Anh rời Masan Group và gia nhập Techcombank. Hiện nay, ông giữ chức Chủ tịch HĐQT Techcombank.

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Cử nhân ngành Máy nâng chuyển bốc xếp

Ông Trần Bá Dương từng theo học và tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. HCM chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp. Ảnh: Báo Đầu Tư

Ông Trần Bá Dương từng theo học và tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. HCM chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp. Ảnh: Báo Đầu Tư

Sau khi tốt nghiệp, ông Dương bắt đầu sự nghiệp với vị trí công nhân sửa chữa ô tô, từng bước tích lũy kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về ngành công nghiệp này. Nhờ sự nỗ lực và khả năng lãnh đạo, ông Dương dần được đề xuất lên vị trí quản lý, đặt nền móng cho những thành công sau này.

Năm 1997, ông Trần Bá Dương sáng lập Thaco, ban đầu chỉ bán xe. Một thời gian sau, Thaco bắt đầu lắp ráp xe cho các thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda và Peugeot. Đến nay, đây là một trong những tập đoàn đa ngành với thế mạnh là ô tô, cùng với cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, logistics...

Vào danh sách của Forbes từ năm 2018, hiện tại, tài sản của Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình ước tính khoảng 1,2 tỷ USD.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang: Tiến sĩ Vật lý hạt nhân, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh

Không giống những vị tỷ phú đi làm kinh tế khác, Chủ tịch Masan lại từng học trái ngành

Không giống những vị tỷ phú đi làm kinh tế khác, Chủ tịch Masan lại từng học trái ngành

Ông chủ Masan sở hữu thành tích học tập cực khủng trong ngành kỹ thuật và là gương mặt tiêu biểu của "thế hệ vàng" du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980-1990.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang từng tốt nghiệp học vị Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Bên cạnh đó, ông còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng – Viện Hàn lâm khoa học Belarus.

Trở về Việt Nam, ông cùng những người bạn "thế hệ vàng" du học sinh Việt Nam tại Đông Âu gây dựng Masan Group, đưa tập đoàn này trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam với đa dạng ngành nghề, từ thực phẩm, bán lẻ đến khoáng sản.

>> Vingroup (VIC) đã rót hơn 12.000 tỷ đồng xây dựng tổ hợp nhà máy VinFast

Loạt doanh nghiệp 'bé hạt tiêu', trả cổ tức ‘khủng’ hơn cả tỷ phú Việt

Sở hữu gà đẻ trứng vàng, ‘bé hạt tiêu’ vượt cả tỷ phú Việt

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hoc-van-sieu-khung-cua-cac-ty-phu-viet-nguoi-van--toan-song-toan-2-nguoi-so-huu-hoc-vi-tien-si-nuoc-ngoai-d128245.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Học vấn 'siêu khủng' của các tỷ phú Việt: Người Văn - Toán song toàn, 2 người sở hữu học vị Tiến sĩ nước ngoài
    POWERED BY ONECMS & INTECH