Hòn đảo chìm xa nhất về phía Đông thuộc vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, là nơi đón bình minh đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
Hòn đảo này giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là hòn đảo tiền tiêu của quần đảo Trường Sa.
Hòn đảo tiền tiêu tại vùng lãnh thổ thiêng liêng
Nằm ở tọa độ 08°51'00'' Bắc và 114°38'20'' Đông, đảo Tiên Nữ là hòn đảo xa xôi nhất của Tổ quốc về phía Đông, thuộc quần đảo Trường Sa. Vì gần đường xích đạo, mặt trời tại đây mọc sớm hơn đất liền một giờ, tạo nên cảnh bình minh rực rỡ, được coi là đẹp nhất Trường Sa với màu sắc huyền ảo và tầm nhìn gần gũi nhất với mặt trời.
Đảo Tiên Nữ có vị trí rất quan trọng trong quần đảo Trường Sa. Từ đảo Đá Tiên Nữ đến các đảo Tốc Tan, Núi Le, Phan Vinh và một số đảo ở phía Nam của quần đảo Trường Sa khoảng cách không xa, thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các đảo, và là địa chỉ tin cậy của ngư dân các địa phương ra đánh bắt hải sản trong khu vực này.
Nằm ở rìa phía Đông của quần đảo Trường Sa, đảo Tiên Nữ hiện lên như một pháo đài tiền tiêu vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong việc phát hiện mục tiêu từ xa. Cùng với các đảo khác trong quần đảo, đảo Tiên Nữ tạo thành một lá chắn bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc.
Điều kiện thời tiết và thủy văn tại đảo Tiên Nữ khá đặc biệt: mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Đảo trải qua hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Trong thời kỳ này, biển tương đối êm ả, ít gặp giông bão. Thủy triều ở đây thuộc loại nhật triều, với một lần nước lên và một lần nước xuống mỗi ngày. Lượng mưa phân bố không đều, mùa khô có thể cả tháng không có một giọt nước, nhưng khi mùa mưa đến, có những ngày lượng mưa lên tới 300mm.
Xung quanh đảo Tiên Nữ là một "kho báu" tự nhiên phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngừ, cá mú, cá tráp, tôm hùm và rùa biển. Những loài này dễ dàng được đánh bắt, khai thác và chế biến để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vào năm 2000, ngọn hải đăng Tiên Nữ đã được thiết lập tại vị trí cách điểm đảo khoảng 2,9 hải lý về phía đông bắc. Ngọn hải đăng này có tâm sáng ở độ cao 20,5 mét, với tầm hiệu lực ánh sáng ban ngày lên tới 14 hải lý và ban đêm là 15 hải lý.
Thiêng liêng cột mốc chủ quyền
Hiện nay, đảo Tiên Nữ đã được trang bị cơ sở hạ tầng bền vững, cung cấp nơi học tập, sinh hoạt, công tác, ăn ở và nghỉ ngơi cho các chiến sĩ. Hệ thống năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ và chiến sĩ trên đảo. Trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam giúp họ cập nhật kịp thời những thông tin trong nước và quốc tế. Trên đảo, phao buộc tàu và luồng ra vào có tiêu chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền qua lại.
Những năm gần đây, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng lưới hạ tầng giao thông đổi thay từng ngày thì việc người dân tiếp cận các địa điểm mang ý nghĩa như cực Bắc, cực Nam, cực Đông... trên đất liền đã không còn xa lạ. Hình ảnh những cụ già, em bé, cô cậu học sinh đứng bên cột mốc chủ quyền, dưới lá cờ đỏ sao vàng, chụp ảnh kỷ niệm và chia sẻ trên mạng xã hội với bạn bè, người thân đã trở thành điều thường thấy. Những cột mốc chủ quyền ấy không chỉ giúp các thế hệ thêm hiểu, yêu và trân trọng từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới. Tuy nhiên, do vị trí đặc biệt xa xôi, rất ít người có cơ hội đặt chân đến đảo Tiên Nữ.
Đặc biệt, do vị trí xa xôi nên đảo cũng là chỗ dựa vững chắc của nhiều ngư dân khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa. Mỗi năm có hàng trăm lượt ghe thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân các tỉnh miền Trung tới đảo ký giấy hỗ trợ để được hưởng chế độ trợ cấp xăng dầu với các ghe thuyền đánh bắt khơi xa theo Quyết định 48. Ngoài ra, cán bộ chiến sĩ cũng nhiều lần cứu hộ, cứu nạn và phối hợp với các đảo khác để tìm kiếm các ngư dân không may bị nạn trên vùng biển Trường Sa.
>> 'Siêu' đê biển 60 tỷ USD ‘cứu’ hòn đảo đông dân nhất thế giới đang chìm dần xuống biển, dự kiến năm 2040 sẽ hoàn thành