Kiến thức

'Siêu' đê biển 60 tỷ USD ‘cứu’ hòn đảo đông dân nhất thế giới đang chìm dần xuống biển, dự kiến năm 2040 sẽ hoàn thành

Thùy Dung 01/08/2024 17:22

Hòn đảo này nơi cư trú của hơn 150 triệu người đang đối diện với tình trạng sụt lún, chìm dần khoảng 25cm mỗi năm.

Kế hoạch xây dựng tuyến đê biển khổng lồ của Indonesia đã được tái khởi động nhằm giải cứu hòn đảo Java, nơi cư trú của hơn 150 triệu người, trước nguy cơ bị chìm nhanh hơn.

Theo thông tin từ Bộ trưởng Kinh tế Airlangga Hartarto, được thông báo tại hội thảo quốc gia về bảo vệ đảo Java ngày 10/1/2024: "Một nhóm chuyên trách sẽ sớm được thành lập để thực hiện dự án xây đê biển bao quanh toàn bộ khu vực phía bắc đảo Java, không chỉ Jakarta và Semarang."

Hệ thống đê biển Great Garuda dự kiến sẽ được triển khai trong 3 giai đoạn và hoàn thành vào năm 2040. Hai giai đoạn đầu tiên đã được cấp tổng số vốn lên đến 164,1 nghìn tỷ rupiah (tương đương 10,5 tỷ USD). Mặc dù chi phí cho giai đoạn cuối cùng chưa được công bố cụ thể, nhưng tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án có thể lên tới 60 tỷ USD.

Bản vẽ mô tả dự án tường chắn biển. Ảnh: NCICD

Bản vẽ mô tả dự án tường chắn biển. Ảnh: NCICD

Bờ biển phía Bắc đảo Java đang sụt lún, chìm dần khoảng 25cm mỗi năm, trong khi nước biển liên tục dâng do biến đổi khí hậu. Giới chuyên gia cảnh báo 1/3 thủ đô Jakarta có nguy cơ bị nhấn chìm vào năm 2050 nếu không được kiểm soát.

Java là đảo đông dân nhất Indonesia và cũng là hòn đảo đông dân nhất thế giới khi có tới hơn 150 triệu người đang sinh sống tại đây. Tình trạng sụt lún đe dọa trực tiếp đến 70 khu công nghiệp, 5 đặc khu kinh tế cùng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay, đường sắt và bến cảng, gây ra thiệt hại kinh tế ước tính 134 triệu USD mỗi năm.

Các chuyên gia dự báo con số này có thể tăng lên gấp gần 6 lần trong thập kỷ tới nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Thủ đô Jakarta, trung tâm kinh tế của Indonesia, cũng nằm trên đảo Java và đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng này.

Tuy nhiên, tương lai của dự án xây đê biển bao quanh khu vực phía bắc đảo Java vẫn là ẩn số. Bộ trưởng Quốc phòng đã đặt câu hỏi tại hội thảo ngày 10/1/2024: "Vấn đề là hệ thống đê biển này cần khoảng 40 năm để hoàn thành. Liệu các lãnh đạo có thể theo đuổi dự án đến cùng hay không?".

>> Công trình thủy điện dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới, sở hữu ống ngầm sâu 1.500m với công suất khổng lồ 300GW/h hằng năm

Siêu du thuyền lớn nhất Việt Nam được đầu tư 20 triệu USD: 1 tầng hầm, 6 tầng nổi, có sân đỗ trực thăng, được coi là niềm tự hào của kỹ thuật đóng tàu biển

'Siêu' dự án đường sắt cao tốc 6 tỷ USD với 75 đường hầm và 167 cây cầu của nước 'sát vách' Việt Nam, chạy xuyên biên giới nối dài sang Trung Quốc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sieu-de-bien-60-ty-usd-cuu-hon-dao-dong-dan-nhat-the-gioi-dang-chim-dan-xuong-bien-du-kien-nam-2040-hoan-thanh-d129273.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
'Siêu' đê biển 60 tỷ USD ‘cứu’ hòn đảo đông dân nhất thế giới đang chìm dần xuống biển, dự kiến năm 2040 sẽ hoàn thành
POWERED BY ONECMS & INTECH