Với diễn biến của thị trường hiện tại, nhiều ý kiến co rằng thị trường sẽ chưa thể bật rõ nét mà sẽ biến chuyển linh hoạt và dòng tiền sẽ có sự phân hóa, luân chuyển ở các cổ phiếu riêng lẻ.
Tuần giao dịch từ 18 - 22/7/2022 khép lại với sự thận trọng của giới đầu tư khiến thị trường cũng không thể tăng mạnh mẽ. Thậm chí, VN-Index đã nhiều lần bứt phá thành công mốc 1.200 điểm nhưng sau đó lại thoái lui khỏi mốc này.
Nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán trong nước cũng như thế giới đang có phần nghe ngóng phiên họp chính sách tiền tệ của Fed vào giữa tuần sau. Với diễn biến của thị trường hiện tại, nhiều ý kiến co rằng thị trường sẽ chưa thể bật rõ nét mà sẽ biến chuyển linh hoạt và dòng tiền sẽ có sự phân hóa, luân chuyển ở các cổ phiếu riêng lẻ.
Dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan.vn, nhận định về nhóm cổ phiếu được cho là có sức bật tốt hơn ở thời điểm hiện tại, ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MBS cho rằng, trong bối cảnh thanh khoản thị trường xuống thấp và mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2022 đang được các doanh nghiệp công bố, rất khó để có sóng ngành; thay vào đó thị trường sẽ có sự phân hóa và cơ hội chỉ đến ở các cổ phiếu riêng lẻ. Những cổ phiếu thoát đáy và mạnh hơn chỉ số vẫn tiếp tục thể hiện mức tăng trưởng vượt trội, khả năng lựa chọn cổ phiếu trong bối cảnh thanh khoản thấp và thị trường phân hóa sẽ quyết định hiệu quả của danh mục trong giai đoạn này.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam nêu quan điểm, thị trường vẫn chịu rủi ro từ lãi suất và lạm phát nên nhóm cổ phiếu có thể sẽ có sức bật tốt nhất và an toàn trong giai đoạn này là điện, nước và khí đốt, công nghệ, bán lẻ và sản xuất thực phẩm.
Ông Minh cũng kỳ vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể quay trở lại đà tăng trong giai đoạn tới khi nhóm này sẽ có chất xúc tác từ việc nới room tín dụng cho các ngân hàng. Dù vậy, vị chuyên gia nhận định ngay chính nhóm ngân hàng cũng sẽ có sự phân hóa và phần lớn tập trung ở nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tín dụng tốt.
Trong khi đó, ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích CTCK Smart Invest đã nêu quan điểm đầu tư ở 3 nhóm cổ phiếu trong đó:
Ở nhóm ngành dệt may: Biên lợi nhuận nhóm này sẽ được cải thiện nhờ chi phí xuất khẩu và giá sợi cotton đều giảm khoảng 35% so với mức đỉnh. Ngoài ra, năm nay sẽ không còn chi phí chống dịch bắt buộc xét nghiệm COVID-19, cách ly, 3 tại chỗ như đỉnh điểm vào nửa cuối 2021. Xu hướng dịch chuyển từ phương thức chỉ gia công CMT sang thêm nhập nguyên vật liệu FOB cũng sẽ giúp nới biên lợi nhuận cho ngành dệt may.
Một số doanh nghiệp lớn, đầu ngành đã có dấu hiệu cải thiện dần như VGT, MSH, TNG,…
Với nhóm ngành ngân hàng: Định giá cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh tương đối sâu về mức thấp so với lịch sử trong khi tình hình vĩ mô Việt Nam không quá tệ. Một số ngân hàng đã dần công bố báo cáo tài chính quý II chi tiết hay nội bộ doanh nghiệp ước tính cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận vẫn tích cực, NIM duy trì ở nền cao, chi phí vốn thấp, nợ xấu tăng nhẹ nhưng chủ động trích lập…
Lo ngại của nhà đầu tư hiện nay tập trung ở 2 vấn đề là rủi ro vĩ mô thế giới, lạm phát, ngân hàng trung ương tăng lãi suất khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại và một số ngân hàng đã sử dụng hết quota tín dụng ngay trong quý II/2022 này, khả năng sẽ không được nới trong ngắn hạn. Các cổ phiếu trong nhóm ngành ngân hàng cũng sẽ rất phân hóa, nhà đầu tư cần đánh giá kỹ.
Với nhóm đầu tư công: Kể từ sau dịch COVID-19, tình hình giải ngân vốn đầu tư công vẫn tiếp tục là vấn đề… Việc Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công sẽ là 1 chủ đề lớn trong nhiều năm. Trong ngắn hạn, nếu số liệu giải ngân đầu tư công tích cực có thể khiến giá cổ phiếu nhóm ngành này thu hút được dòng tiền thị trường hơn như HHV, C4G, HBC, FCN,…
Theo ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Đầu tư, CTCK Agriseco, ở giai đoạn hiện tại, dòng tiền có xu hướng nhắm vào các nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh bán niên tục duy trì khả quan hoặc kỳ vọng tăng trưởng tốt trong giai đoạn nửa cuối năm như ngân hàng (dự kiến kết quả kinh doanh tại các ngân hàng lớn vẫn sẽ khá tích cực), dịch vụ tài chính (kỳ vọng thanh khoản phục hồi khi áp dụng phương thức thanh toán T+2 từ cuối tháng 8), khu công nghiệp (kỳ vọng hưởng lợi từ FDI và đầu tư công) hay xây dựng (hưởng lợi khi giá thép xây dựng có xu hướng giảm và các Chính phủ thúc đẩy đầu tư công nửa cuối năm).
Trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể theo dõi thêm nhóm thực phẩm - đồ uống khi tỷ trọng dòng tiền đang có xu hướng tăng lên ở nhóm này. Bên cạnh đó, nhóm thuỷ điện lợi nhuận dự báo cũng tăng trưởng tốt nhờ thuỷ văn thuận lợi và lợi thế về giá thành so với nhiệt điện trên thị trường phát điện đang rất cạnh tranh.
Phiên 22/11: Công ty BĐS trong Top 9 vay nợ nhiều nhất được khối ngoại rót ròng 242 tỷ đồng
Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại