Kiến thức

Huy động nhân công đào thủ công đường hầm xuyên núi, xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, nay là điểm du lịch hút hàng nghìn du khách

Mộng Kha 07/08/2024 22:14

Các hạng mục chính của công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá chẻ và liên kết bằng mạch vữa, tạo nên một vẻ đẹp cổ kính và vững chắc.

Nhà máy thủy điện Ankroet, được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam. Công trình này bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 1942, cho đến năm 1945 thì hoàn thành.

Nhà máy thủy điện Ankroet - được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam (Ảnh: Internet)

Nhà máy thủy điện Ankroet - được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam (Ảnh: Internet)

Nhà máy thủy điện Ankroet nằm sâu trong thung lũng Dan Kia - Suối Vàng, ẩn mình giữa rừng thông bạt ngàn, cách thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khoảng 15km. Điều đặc biệt về thủy điện Ankroet là kiến trúc hài hòa tuyệt đối với thiên nhiên xung quanh. Toàn bộ công trình không mang dáng vẻ của một nhà máy công nghiệp thông thường mà trông như một biệt thự nghỉ dưỡng sang trọng, hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Các hạng mục chính của công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá chẻ và liên kết bằng mạch vữa, tạo nên một vẻ đẹp cổ kính và vững chắc. Những bức tường đá kết hợp với kiến trúc độc đáo đã biến nhà máy thành một điểm nhấn kiến trúc thú vị, thu hút sự chú ý của cả những người yêu thích thiên nhiên lẫn những người đam mê kiến trúc.

Bao quanh thủy điện là rừng cây xanh (Ảnh: Internet)

Bao quanh thủy điện là rừng cây xanh (Ảnh: Internet)

Theo thiết kế ban đầu, nhà máy thủy điện Ankroet có công suất 600kW, gồm 2 tổ máy với tuốc bin hiệu BELL và máy phát điện hiệu CEM-LEHAVRE, cả hai đều do Mỹ sản xuất. Đập tràn của thủy điện được xây dựng với chiều dài 97m, cao 10m và dung tích hồ chứa 1,3 triệu m3 nước.

Không chỉ là công trình thủy điện đầu tiên tại Việt Nam, Ankroet còn đặc biệt hơn nhờ vào một đường hầm xuyên núi được đào thủ công để phục vụ cho quá trình sản xuất điện. Việc xây dựng đường hầm này đòi hỏi sự khéo léo và nỗ lực to lớn của các công nhân, biến Ankroet thành một kỳ quan kỹ thuật không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực.

Cụ thể, thủy khẩu và đường hầm bê tông xuyên núi của nhà máy có chiều dài 536m, được thiết kế theo hình móng ngựa với đường kính 1,65m. Cuối đường hầm có giếng áp thủy cao 44m và đường kính 4m. Từ giếng áp thủy, một đường ống thủy lực bằng thép dài 182m và rộng 1,3m dẫn nước xuống nhà máy.

Ankroet còn đặc biệt hơn nhờ vào một đường hầm xuyên núi được đào thủ công (Ảnh: Internet)

Ankroet còn đặc biệt hơn nhờ vào một đường hầm xuyên núi được đào thủ công (Ảnh: Internet)

Năm 2004, nhà máy thủy điện Ankroet đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển năng lượng của khu vực.

Các hạng mục chính của công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá chẻ (Ảnh: Internet)

Các hạng mục chính của công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá chẻ (Ảnh: Internet)

Hiện nay, nhà máy thủy điện Ankroet được Công ty Điện lực Lâm Đồng, thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, quản lý và vận hành. Tuy nhiên cho tới bây giờ, thủy điện Ankroet không còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện như trước đây, nhưng đây vẫn là một công trình thủy điện mang nhiều giá trị cốt lõi về lịch sử, kỹ thuật xây dựng, công nghệ và kiến trúc cảnh quan. Với những yếu tố độc đáo này, nhà máy Thủy điện Ankroet đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút hàng nghìn lượt du khách thập phương đến tham quan mỗi năm.

Ngày nay, nhà máy Thủy điện Ankroet đã trở thành một điểm đến hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Ngày nay, nhà máy Thủy điện Ankroet đã trở thành một điểm đến hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Hiện nay, một trong hai tổ máy từng sử dụng tại nhà máy thủy điện Ankroet đã được chuyển ra Hà Nội và hiện đang được trưng bày tại Nhà Truyền thống của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tổ máy còn lại được đặt tại khuôn viên của nhà máy Ankroet, không chỉ để giới thiệu với du khách mà còn để làm kỷ niệm, lưu giữ những dấu ấn quan trọng của công trình lịch sử này.

>> Huy động 30.000 công nhân di dời 50 triệu tấn đất đá, xây dựng siêu đập thủy điện 400.000 tỷ đồng, sức chứa gấp 3 lần thủy điện lớn nhất Việt Nam

Láng giềng Việt Nam hoàn thiện thành công siêu dự án đập thủy điện cao 162m: Sản xuất 30,7 tỷ kWh điện/năm, chi phí xây dựng hơn 158 nghìn tỷ đồng

Việt Nam có nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á: Hoàn thành trước thời hạn 3 năm, cung cấp điện cho gần 2,9 triệu hộ gia đình mỗi năm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/huy-dong-nhan-cong-dao-thu-cong-duong-ham-xuyen-nui-xay-dung-nha-may-thuy-dien-dau-tien-o-viet-nam-nay-la-diem-du-lich-hut-hang-nghin-du-khach-d129872.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Huy động nhân công đào thủ công đường hầm xuyên núi, xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, nay là điểm du lịch hút hàng nghìn du khách
POWERED BY ONECMS & INTECH