Thế giới

Quốc gia châu Á xây siêu đập thủy điện cao nhất thế giới, ‘đè bẹp’ đập Tam Hiệp, công suất tương đương 3 nhà máy điện hạt nhân

Diệp Thảo 05/08/2024 - 17:38

Khi hoàn thành, nhà máy thủy điện Rogun dự kiến sẽ có tổng công suất lắp đặt là 3600MW.

Siêu dự án đập thủy điện Rogun được khởi công vào năm 1976, đã bị đình trệ nhiều năm trước khi bị bỏ dở vào năm 1993. Tuy nhiên, dự án này đã được Chính phủ Tajikistan hồi sinh và hiện đang được tiến hành. Dự kiến khi hoàn thành, đây sẽ là đập thủy điện cao nhất thế giới với với độ cao lên tới 335m so với mực nước biển, vượt xa đập Tam Hiệp (Trung Quốc) với độ cao 185m.

Nằm trên sông Vakhsh, cách Thủ đô Dushanbe khoảng 90km, siêu đập thủy điện Rogun hiện đã hoàn thành 35%, tốc độ này liên quan đến việc giải quyết nhiều thách thức về kỹ thuật, địa chất, khí hậu và hậu cần.

Con đập, được tạo thành từ đá lấp với lõi vật liệu đất sét (bê tông lót trong bê tông đầm lăn) sẽ có tổng thể tích khoảng 80 triệu m3, với chiều dài đỉnh đập là 800m.

Khi hoàn thành, nhà máy thủy điện Rogun dự kiến sẽ có tổng công suất lắp đặt là 3600MW. Dự án bao gồm 6 tổ máy phát điện, mỗi tổ máy có công suất dự kiến là 600 MW. Theo tuyên bố của công ty Webuild có trụ sở tại Milan, đơn vị được ký hợp đồng thực hiện dự án, công suất này "tương đương với ba nhà máy điện hạt nhân".

Quốc gia châu Á xây siêu đập thủy điện cao nhất thế giới, ‘đè bẹp’ đập Tam Hiệp, công suất tương đương 3 nhà máy điện hạt nhân - ảnh 1
Sau khi hoàn thành, đập Rogun sẽ được lắp đặt 6 tổ máy công suất 600MW

Dự án đã được vận hành một phần, với hai tổ máy được kích hoạt trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019, đập Rogun đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Tajikistan, góp phần vào năng lực phát điện của đất nước.

“Chúng tôi dự định đưa tổ máy thứ ba của nhà máy thủy điện Rogun vào vận hành vào năm 2025”, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon phát biểu trước toàn quốc vào tháng 12/2023.

Việc hoàn thành cơ sở hạ tầng này sẽ làm tăng đáng kể sản lượng điện của đất nước, với sản lượng hàng năm dự kiến là hơn 17 tỷ kWh.

Theo Webuild, nhiều phương pháp mới đã được áp dụng như một phần của dự án này, bao gồm việc triển khai "hệ thống băng chuyền bay". Hệ thống vận chuyển vật liệu tiên tiến này, được đặt ở bờ trái của khu vực hạ lưu đập, bao gồm một băng chuyền treo được gắn vào các dây thép đường kính 65mm. Với tổng chiều dài 650m, hệ thống này có công suất vận chuyển lên tới 3.000 tấn mỗi giờ, góp phần hợp lý hóa các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Được biết, ông Rahmon thường nhắc đến dự án này như một “tương lai tươi sáng” đang chờ đón đất nước, rằng nó sẽ là “nguồn tự hào” cho mọi công dân Tajikistan.

Theo Construction Briefing, energynews, Waterpower Magazine

>> Siêu dự án đập thủy điện khổng lồ cao hơn đập Tam Hiệp: Sản xuất 39 tỷ kWh điện/năm, chi phí xây dựng hơn 470 nghìn tỷ đồng

Vỡ đập kinh hoàng ở Nga, hơn 160.000 người dân phải sơ tán khẩn cấp

Xả 41.000m3 nước mỗi giây, đập Tam Hiệp ở trong tình trạng báo động

Theo Kinh tế đô thị
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/quoc-gia-chau-a-xay-sieu-dap-thuy-dien-cao-nhat-the-gioi-de-bep-dap-tam-hiep-cong-suat-tuong-duong-3-nha-may-dien-hat-nhan-125010.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Quốc gia châu Á xây siêu đập thủy điện cao nhất thế giới, ‘đè bẹp’ đập Tam Hiệp, công suất tương đương 3 nhà máy điện hạt nhân
POWERED BY ONECMS & INTECH