Ông Nguyễn Hoàng Long hỏi, dự án nạo vét lòng hồ thủy điện và tận thu bùn, cát với quy mô 10,85 ha; công suất hoạt động 20.000 m3 hỗn hợp (bùn, cát) nguyên khối/năm, vốn đầu tư 6,7 tỷ đồng, thuộc vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thì có phải là dự án khai thác khoáng sản không?
Trường hợp là dự án khai thác khoáng sản, trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, ngoài phương án cải tạo, phục hồi môi trường có cần bổ sung phương án bồi hoàn đa dạng sinh học không?
Trường hợp không phải là dự án khai thác khoáng sản, trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường cần thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường hay phương án bồi hoàn đa dạng sinh học? Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học được áp dụng cho các dự án nào?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Đối với tiêu chí dự án sử dụng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thế giới, đề nghị ông nghiên cứu quy định tại STT 7 Phụ lục III, STT 6 Phụ lục IV phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP để áp dụng cho trường hợp dự án.
Đối với dự án khai thác khoáng sản, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.
>> Số hóa thực đơn suất ăn, đồ uống trên các chuyến bay
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang rà soát để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, trong đó cũng đã nghiên cứu việc làm rõ hơn quy định về bồi hoàn đa dạng sinh học trong các biểu mẫu có liên quan để thuận lợi trong áp dụng.
>> CII tiết lộ lợi nhuận 'khủng' từ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có thể lên đến 32.000 tỷ đồng