Ngành dệt may Việt Nam chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực trong 4 tháng đầu năm 2024.
Tại báo cáo mới nhất, Chứng khoán Mirae Asset (MAS) đã đưa ra nhận định về ngành dệt may trong năm 2024.
Ngành dệt may Việt Nam chứng kiến xuất khẩu tăng trưởng tích cực trong 4 tháng đầu năm 2024.
Thị phần hàng may mặc cải thiện ở các thị trường chính khi tính đến cuối tháng 4, thị phần may mặc của Việt Nam tại các thị trường trọng điểm ghi nhận tăng trưởng, bao gồm Mỹ (19,4%), Nhật Bản (17,3%) và Hàn Quốc (29,8%).
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của sợi Việt Nam, chiếm 53,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Sản xuất dệt may trong nước tiếp tục cải thiện trong 4 tháng. IIP mảng dệt và may mặc tăng lần lượt 14,5% svck và 5,8% svck.
Ngoài ra, chỉ số sử dụng lao động mảng dệt tiếp tục tăng trưởng, trong khi chỉ số này ở mảng may mặc cũng được cải thiện.
Giá bông đầu vào giảm mạnh trong tháng 4 sau đợt tăng trong quý I, giá bông đã giảm đáng kể xuống quanh mức 76 USD/pound (-4,7% svck).
Nói về những triển vọng của ngành dệt may trong năm 2024, MAS đưa ra nhận định như sau:
(1) Các nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khi trong quý I, các thị trường trọng điểm của Việt Nam nhìn chung ghi nhận mức tăng trưởng GDP khá tốt. Theo Ngân hàng Thế giới, dự báo GDP thực tế năm 2024 của các thị trường trọng điểm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng gồm Mỹ (+1,6%), EU (+0,7%), Nhật Bản (+0,9%) và Trung Quốc (+4,5%). Sự tăng trưởng liên tục ở các nền kinh tế này sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu ở những thị trường này.
(2) Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma có xu hướng giảm, duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, tỷ lệ tồn kho trên doanh thu của các cửa hàng thời trang và các nhà bán sỉ cũng ghi nhận sự sụt giảm so với số liệu cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Những tín hiệu tích cực về doanh số bán hàng và hàng tồn kho sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng trong năm 2024.
(3) Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại các thị trường trọng điểm vẫn ổn định trong quý I. So với số liệu đầu năm 2023, tâm lý tiêu dùng dường như mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ở thị trường Mỹ - thị trường dệt may trọng điểm của Việt Nam – ghi nhận mức tiết kiệm của hộ gia đình giảm và duy trì ở mức thấp, điều này báo hiệu không tốt cho hoạt động tiêu dùng trong tương lai.
MAS cho rằng ngành dệt may năm 2024 vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức bao gồm: biến động địa chính trị và lãi suất điều hành cao là những rủi ro chính đối với nhu cầu dệt may năm 2024; lạm phát cao hơn kỳ vọng gần đây khiến FED ngần ngại trong việc hạ lãi suất trong năm 2024; các xung đột địa chính trị trên thế giới cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đem đến rủi ro lớn cho nền kinh tế và áp lực từ chi phí lao động tăng cao.
MAS cũng đưa ra khuyến nghị tăng tỷ trọng với cổ phiếu CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG), giá mục tiêu 24.900 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 10,7% theo luận điểm đầu tư:
Là một trong những công ty may mặc phát triển nhanh nhất Việt Nam, có cơ cấu tài chính táo bạo và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu Việt Nam.
Về tình hình kinh doanh, trong quý I/2024, doanh thu của TNG đạt 1.353 tỷ đồng (+1,4% svck). Biên lợi nhuận gộp tăng lên 15% và lợi nhuận gộp đạt 203,1 tỷ đồng (+5,7% svck). Chi phí quản lý và bán hàng tăng 10% svck lên 104,1 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận hoạt động giảm xuống còn 52,8 tỷ đồng (-5,7% svck). Theo đó, LNST của TNG đạt 41,8 tỷ đồng (-4,1% svck).
Theo Ngân hàng Thế giới, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2024 là +1,6%. Với danh mục khách hàng tập trung hơn vào thị trường Mỹ, nhóm phân tích cho rằng TNG sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự phục hồi niềm tin tiêu dùng ở thị trường này.
MBS phân tích chỉ số tài chính của TNG |
Trong kịch bản cơ sở năm 2024, MAS dự phóng lực lượng lao động của TNG sẽ duy trì ở mức khoảng 18.500 công nhân, với doanh thu/nhân viên dự phóng ở mức 400 triệu đồng/năm. Từ đó, nhóm phân tích đưa ra dự báo doanh thu năm 2024 của TNG ở mức 7.400 tỷ đồng (+4,3% svck), lợi nhuận hoạt động và LNST lần lượt là 376 tỷ đồng (+25,2% svck) và 308,3 tỷ đồng (+36,6% svck).
>> BaF Việt Nam (BAF) chốt thời gian phát hành gần 70 triệu cổ phiếu giá chỉ bằng 1/3 giá hiện hành
HAGL (HAG) lên kế hoạch IPO một công ty từng bị coi là 'vứt đi'
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) muốn chào bán 130 triệu cổ phiếu với mức cao hơn 76% thị giá