Khủng hoảng Nga - Ukraine có thể "đẩy" giá urê tăng cao

03-03-2022 12:08|Bảo Trâm

Với sự thiếu hụt khí tự nhiên, các nhà sản xuất urê ở Châu Âu có thể hạn chế sản xuất và đẩy giá lên cao hơn.

Trong báo cáo mới đây, SSI Research cho rằng, căng thẳng Nga-Ukraine có thể kéo dài tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên ở Châu Âu trong thời gian dài hơn.

Xung đột Nga - Ukraine gần đây có thể dẫn đến việc Nga cắt giảm đáng kể nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Châu Âu, gây ra tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên và đẩy giá lên cao hơn.

Châu Âu phụ thuộc vào Nga về khí đốt tự nhiên trong thập kỷ qua (Nga chiếm 38% kim ngạch nhập khẩu khí đốt tự nhiên - số liệu của Eurostat).

Với sự thiếu hụt khí tự nhiên dự kiến, các nhà sản xuất urê ở Châu Âu có thể hạn chế sản xuất và đẩy giá lên cao hơn.

Đồng thời, Trung Quốc (nước sản xuất urê lớn nhất thế giới) vẫn đang thiếu than. Trong khi Châu Âu đang cắt giảm sản lượng urê, Trung Quốc có thể không tăng sản lượng đáng kể do mục tiêu môi trường trong dài hạn và tình trạng thiếu than hiện nay.

Theo Ngân hàng Thế giới, việc ngừng xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 22/6 để đảm bảo cung cấp đủ cho tiêu dùng trong nước, trong khi hạn ngạch xuất khẩu của Nga có thể kéo dài đến tháng 5.

Trung Quốc và Nga chiếm lần lượt 11% và 16% lượng xuất khẩu urê toàn cầu trong năm 2019.

Do nguồn cung urê ở châu Âu dự kiến sẽ thiếu hụt, nguồn cung urê ở Trung Quốc tăng hạn chế, SSI Research giả định giá urê sẽ giảm với tốc độ chậm hơn từ với mức đỉnh vào tháng 12/2021.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Mã: DPM) và CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã: DCM) ước có thể đạt tăng trưởng ấn tượng nhờ mức giá urê thấp trong 6 tháng đầu năm 2021 và giá xuất khẩu cao trong tháng 1 (giá xuất khẩu được chốt ở mức cao trong tháng 12).

Trong khi đó, lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2022 có thể giảm so với cùng kỳ, với giả định rằng tình trạng thiếu than ở Trung Quốc sẽ giảm bớt và nông dân không thể tiếp tục chịu giá phân bón cao. Do đó, SSI Research ước tính lợi nhuận cho DPM và DCM cụ thể như sau:

DPM ước tính tổng doanh thu lên đến 12.826 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 3.600 tỷ đồng; lần lượt tăng 63% và 324% so với kế hoạch năm ngoái.

DCM ước đạt gần 9.060 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hơn 513 tỷ đồng, lần lượt giảm 1% và 40% so với kế hoạch năm ngoái.

Chuyên gia VDSC: Nguồn cung phân bón toàn cầu dự kiến sẽ vượt cầu trong những năm tới

Chính thức bước vào chu kỳ tăng giá ure, lợi nhuận Đạm Cà Mau (DCM) dự báo bùng nổ

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khung-hoang-nga-ukraine-co-the-day-gia-ure-tang-cao-132354.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khủng hoảng Nga - Ukraine có thể "đẩy" giá urê tăng cao
    POWERED BY ONECMS & INTECH