Lạ đời: Xăng dầu giảm giá, hàng hóa leo thang...

04-08-2022 16:33|Thuỳ Linh

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức toạ đàm "xăng dầu giảm giá, hàng hoá không giảm - Thực trạng và giải pháp" vào chiều ngày 4/8/2022.

Giá "leo" cao do yếu tố thị trường

Khoảng thời gian vừa qua, giá xăng, dầu đã giảm liên tiếp nhiều lần trong sự mong ngóng, chờ đợi của người tiêu dùng. Mức giá xăng, dầu hiện nay đã tương đương với thời điểm tháng 1/2022.

anh-chup-man-hinh-2022-08-04-luc-15.33.56.png
Diễn biến tình hình giá xăng dầu Việt Nam

Tuy nhiên, theo thực tế đến thời điểm hiện tại, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước vẫn tiếp tục neo ở mức cao như: giá thịt lợn, vận tải,... làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, đặc biệt là trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch 2 năm vừa qua.

Theo bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính), nguyên nhân là do một số mặt hàng chịu ảnh hưởng tác động của giá xăng dầu, khi điều chỉnh giá giảm có thời gian, độ trễ để các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các đơn vị có mặt hàng chịu ảnh tác động trực tiếp đến giá xăng dầu.

Do vậy, cần phải rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá từ đó mới xác định giá bán giảm theo giá xăng dầu giảm thời gian vừa qua.

Về phía chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, ông cho biết thêm rằng, cũng có một số nguyên nhân khác.

Thông thường các doanh nghiệp tính toán giá xăng dầu giảm như vậy, giả sử họ giảm ngay giá mặt hàng khác có liên quan thì họ lại sợ rằng, sau này tăng lên lại cực kỳ khó, người dân có khi lại phản đối, không đồng tình. 

Thứ hai, sự vào cuộc của cơ quan chức năng chưa sát sao, cần phải sát tình hình hơn nữa. Bên cạnh đó, rất quan trọng là ý kiến phản ánh của người dân. 

Theo ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, khi có một yếu tố biến động, điều đó sẽ làm cả doanh nghiệp cần phải tính toán lại cả quy trình. Lấy ví dụ về vận tải taxi, khi cần điều chỉnh, sẽ phải đi qua quy trình như kê khai giá, điều chỉnh đồng hồ giá, in lại tờ niêm yết giá. Những yếu tố trên gây tác động đến độ trễ trong điều chỉnh giá.

Cần tăng cường phối hợp khi áp lực lạm phát cao

Trước tình hình giá cả leo thang, các chuyên gia cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể giải quyết được tình trạng trên.

Theo bà Nương, Bộ Tài chính đã và đang trình Chính phủ phương án điều chỉnh thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu và thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ không pha chì nhằm giảm chi phí nhập khẩu xăng và đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.

Thứ hai nữa là tăng cường việc tổ chức rà soát kê khai giá các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu, trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu các đơn vị thực hiện kê khai giá kịp thời để giảm giá.

Thứ ba, đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chịu ảnh hưởng gián tiếp từ xăng dầu và có tác động đến các chỉ số CPI cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cpi tăng ( chiếm 80%) do các nhóm: GTVT, lương thực- thực phẩm, nhà ở - VLXD.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả thị trường và tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh để có biện pháp điều hành giá và bình ổn giá phù hợp.

Đáng chú ý, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, cần đảm bảo nguồn cung cho thị trường thì thị trường sẽ tự điều tiết và giảm các khâu trung gian - một vấn đề đã tồn đọng từ rất lâu.

Ngoài ra, sức mạnh của yếu tố hệ thống chính trị như đồng bộ các hiệp hội bán lẻ,... giúp người buôn bán tự nhận thức giảm giá theo xăng dầu được đa số các chuyên gia khác đồng tình.

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, thanh tra kiểm tra không thể làm hết và triệt để nếu ý thức người dân và doanh nghiệp không vào cuộc. Do vậy, cần tăng cường ý thức doanh nghiệp như truyền thông và văn hóa kinh doanh.

Tổ chức thanh tra người dân như lắng nghe phản ánh, báo cáo, thực hành tiết kiệm với hy vọng thế giới "dịu hơn".

Việt Nam không nên phản ứng thái quá với lạm phát vì như vậy  kinh tế rất dễ bị đình trệ,  tâm lý ứng biến lạm phát rất quan trọng để đưa ra các dự báo.

Cuối cùng, về vấn đề cải cách hành chính, các chuyên gia đều mong muốn thúc đẩy quá trình kê khai giá diễn ra nhanh chóng để sớm bình ổn giá hàng hoá thị trường

Về phía Bộ GTVT, ông Ngọc cho biết, bộ đã rà soát các điều kiện kinh doanh, đặc biệt các điều kiện kinh doanh vận tải, điều kiện nào không còn cần thiết, phù hợp thì cắt giảm để tiết giảm chi phí cho các đơn vị kinh doanh vận tải và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là triển khai niêm yết giá và thực hiện đúng theo quy định niêm yết. 

Lên kịch bản ứng phó giá cả các mặt hàng thiết yếu từ nay đến cuối năm 2022

Bài thuộc chủ đề Vận tải, kho bãi
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/la-doi-xang-dau-giam-gia-hang-hoa-neo-thang-143031.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lạ đời: Xăng dầu giảm giá, hàng hóa leo thang...
    POWERED BY ONECMS & INTECH